Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 17/8/2022 20:29:30
1. Khái niệm về kho lạnh:​

- Kho lạnh là một nhà kho có vỏ kho được làm bằng vật liêu cách nhiệt, bên trong được gắn thiết bị làm lạnh dùng để bảo quản và lưu trữ một số sản phẩm nhằm làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng tốt nhất.

- Hệ thống làm lạnh của kho lạnh có thể điều chỉnh được nhiệt độ theo nhu cầu bảo quản của từng loại sản phẩm trong kho lạnh.

- Kho lạnh được thiết kế tùy theo từng nhu cầu sử dụng và bảo quản sản phẩm riêng như: kho cấp đông dùng để cấp đông sản phẩm như: thịt, cá, hải sản, sầu riêng...., kho bảo quản đông dùng để bảo quản các sản phẩm đông lạnh, kho lạnh (kho mát) dùng để bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ trên 0oC.

- Một số kho lạnh còn được gắn hệ thống cấp ẩm hoặc hút ẩm. Hệ thống này cũng có thể điều chỉnh mức ẩm tùy theo mục đích bảo quản của từng loại sản phẩm chuyên biệt.



2. Các loại kho lạnh:

Kho lạnh được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên được phân loại thành nhiều loại kho lạnh cơ bản sau:


a) Phân loại theo mục đích sử dụng:

Tùy theo mục đích sử dụng kho lạnh mà lắp đặt kho lạnh phù hợp, như sau:

- Kho lạnh nhà hàng: Là kho lạnh được thiết kế và lắp đặt để phục vụ cho các nhà hàng hoặc chuỗi nhà hàng. Cần thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng nhà hàng, tối ưu hóa kích thước và không gian sử dụng của bếp trong nhà hàng, thiết kế hệ thống lạnh phù hợp với tần suất sử dụng và lựa chọn thiết bị chất lượng để đảm bảo thực phẩm trong nhà hàng luôn tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kho lạnh gia đình: Là kho lạnh được nhiều gia đình hoặc hộ kinh doanh gia đình lắp đặt cho nhiều mục đích bảo quản thực phẩm, rau quả khác nhau. Cần thiết kế và tính toán hệ thống lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng.

- Kho lạnh cho thuê: Là kho lạnh được thiết kế phù hợp với nhu cầu cho khách hàng thuê để bảo quản sản phẩm. Thông thường được thiết kế và lắp đặt ở 2 dạng kho lạnh:

  • Loại kho được chia thành nhiều kho lạnh nhỏ để khách hàng tự xuất nhập hàng và tự quản lý hàng hóa trong kho.
  • Loại kho lớn được chia ô, chia tầng kệ để sắp xếp hàng hóa. Người cho thuê kho có nhiệm vụ xuất nhập hàng và quản lý hàng hóa trong kho lạnh cho khách hàng.

- Kho lạnh chế biến: Là loại kho lạnh được lắp đặt trong các nhà máy chiến biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, chế biến thịt, sữa....Các kho lạnh này luôn là kho lạnh có diện tích lớn và có riêng phòng máy để theo dõi, quản lý nhiệt độ. Cần thiết kế công suất máy lớn để đáp ứng tần suất xuất nhập hàng nhiều và phụ tải lớn.

- Kho lạnh sơ chế: Các nhà máy thực phẩm, thủy sản, rau quả... luôn có khâu sơ chế sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng vì vậy cần có kho lạnh để đảm bảo giữ lạnh cho sản phẩm trong quá trình sơ chế sản phẩm. Nhân viên trong khâu sơ chế cần phải trang bị đầy đủ quần áo, găng tay, giầy ủng, nón... chuyên dùng để tránh bị lạnh trong quá trình làm việc trong kho.

- Kho lạnh phân phối: Là kho lạnh trung tâm của các siêu thị, các nhà nhập khẩu sản phẩm lạnh. Đây là những kho lạnh lớn dùng để trung chuyển, phân phối hàng trong kho đi đến các kho nhỏ hơn ở các tỉnh hoặc các khu vực lân cận. Với các kho này cần hệ thống giám sát trung tâm để theo dõi thường xuyên nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị trong kho để tránh các sự cố gây hư hỏng hàng hóa với số lượng lớn.


b) Phân loại theo sản phẩm bảo quản:

- Kho lạnh bảo quản rau, quả: Đây là kho lạnh dùng để bảo quản các loại sản phẩm ở nhiệt độ dương. Dãy nhiệt độ bảo quản rau xanh thường vào khoảng 12oC đến 15oC. Kho lạnh dùng bảo quản củ, quả hoặc trái cây thường được cài đặt ở khoảng nhiệt độ từ 2oC đến 8oC. Tùy loại rau xanh hoặc củ quả cũng cần thiết kế hệ thống cấp ẩm để sản phẩm được tươi lâu hơn.

- Kho lạnh bảo quản nông sản: Kho lạnh bảo quản nông sản được thiết kế là kho lạnh bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ dương. Tùy từng loại nông sản sẽ có mức nhiệt độ bảo quản khác nhau, khoảng nhiệt độ thông thường cho kho lạnh bảo quản nông sản vào khoảng 2oC đến 10oC. Một số nông sản cần được bảo quản ở nhiệt độ trên 10oC và cần cấp ẩm để tránh mất nước hoặc hút ẩm để tránh bị hư thối.

Lưu ý quan trọng nhất là một số nông sản vẫn còn "thở" sau khi thu hoạch vì vậy sẽ sinh nhiệt và sinh ra CO2 trong kho lạnh. Cần thiết kế hệ thống lạnh phù hợp để tránh thiếu lạnh và có hệ thống hút CO2 ra ngoài và cấp O2 vào để sản phẩm trong kho không bị hư hỏng.

- Kho lạnh bảo quản hoa tươi: Nhiệt độ bảo quản hoa tươi thường rơi vào khoảng 1oC đến 10oC, tùy theo từng loại hoa mà điều chỉnh nhiệt độ trong kho lạnh cho phù hợp để hoa được tươi lâu và tránh úng lạnh khi nhiệt độ quá thấp. Bảo quản hoa tươi cũng cần lưu ý đến yếu tố độ ẩm trong kho, hoa cần độ ẩm lớn vào khoảng 90-95% để hoa được tươi lâu hơn.

- Kho lạnh bảo quản sữa: Để bảo quản sữa và các chế phẩm từ sữa được lâu và giữ được chất lượng tốt thì cần phải lắp đặt kho lạnh với khoảng nhiệt độ phù hợp từ 2oC đến 8oC. Đây là khoảng nhiệt độ dương phù hợp với rất nhiều loại sản phẩm trong đó có sữa.

- Kho lạnh bảo quản vắc xin: Nhiệt độ để bảo quản vắc xin thông thường từ 2oC đến 8oC (riêng vắc xin covid 19 có nhiệt độ bảo quản đến -80oC). Tuy nhiên, kho lạnh vắc xin yêu cầu khắc khe hơn các sản phẩm khác nên khi thiết kế cần lưu ý đến hệ máy dự phòng và hệ thống báo động, hệ thống lưu trữ và theo dõi nhiệt độ để đảm bảo vắc xin luôn ở tình trạng tốt nhất.

- Kho lạnh bảo quản thủy, hải sản: Việt Nam là đất nước có bờ biển chạy dọc trên cả nước và hệ thống sông ngòi nhiều nên sản lượng thủy sản, hải sản là rất lớn và phong phú. Là sản phẩm cần phải qua cấp đông và sau đó đưa vào bảo quản đông nên các nhà máy chế biến thủy, hải sản trong nước thông thường cần cả kho cấp đông với nhiệt độ -40oC đến -45oC và kho bảo quản đông lạnh từ -18oC đến -22oC.

- Kho lạnh bảo quản thịt: Kho lạnh dùng để bảo quản thịt và các thực phẩm từ thịt có khoảng nhiệt độ từ -16oC đến -20oC. Để sản thịt chất lượng sau khi giết mổ cần phải trải qua công đoạn cấp đông nhanh và sau đó chuyển vào bảo quản ở kho bảo quản đông lạnh. Những chế phẩm từ thịt thường được đưa thẳng vào kho bảo quản đông lạnh chứ không qua khâu cấp đông như thịt tươi.

- Kho lạnh bảo quản kem: Kem là sản phẩm cần được bảo quản đông lạnh ở nhiệt độ từ khoảng -18oC đến -22oC. Ngoài việc giữ cho kem có chất lượng tốt còn phải giữ cho kem luôn ở hình dáng đẹp mắt, nên kho lạnh bảo quản kem yêu cầu nhiệt độ tương đối khắt khe. Để tránh các sự cố phát sinh gây tổn thất đến lượng kem bảo quản trong kho lạnh, cần lắp đặt hệ máy dự phòng để chạy luân phiên và đảm bảo nhiệt độ trong kho lạnh luôn ở mức cho phép.


c) Phân loại theo nhiệt độ trong kho lạnh:

Kho lạnh được chia ra rất nhiều khoảng nhiệt độ sử dụng riêng cho các sản phẩm khác nhau tùy theo đặc thù của từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia kho lạnh thành các loại cơ bản sau:

- Kho cấp đông từ -70oC đến -80oC: Dùng để cấp đông cá ngừ đại dương và một số loại cá đánh bắt từ đại dương.

- Kho cấp đông từ -40oC đến -45oC: Dùng cấp đông thủy, hải sản.

- Kho cấp đông từ -35oC đến -40oC: Dùng cấp đông thịt, thanh long, sầu riêng....

- Kho trữ đông từ -70oC đến -80oC: Dùng bảo quản đông vắc xin covid 19 và một số hóa chất đặc biệt.

- Kho trữ đông từ -50oC đến -60oC: Dùng bảo quản đông cá ngừ đại dương và một số loại cá dùng chế biến để ăn sống. Với nhiệt độ âm dưới -55oC, đây là nhiệt độ âm lý tưởng để bảo quản sản phẩm vô thời hạn.

- Kho trữ đông từ -18oC đến -22oC: Dùng bảo quản kem, thủy sản, hải sản.

- Kho trữ đông từ -16oC đến -20oC: Dùng bảo quản thịt, thực phẩm đông lạnh.

- Kho trữ đông từ -10oC đến -15oC: Dùng trữ đông các chế phẩm từ thịt.

- Kho trữ đông từ -2oC đến -6oC: Dùng trữ đông mềm một số sản phẩm từ thịt dùng để sử dụng ngay hoặc trữ nước đá, cá hồi....

- Kho lạnh từ 0oC đến 5oC: Dùng bảo quản một số loại hoa tươi, củ, quả, trứng chín, ...

- Kho lạnh từ 2oC đến 8oC: Đây là khoảng nhiệt độ thông dụng nhất trong bảo quản mát các sản phẩm như: vắc xin, sữa tươi, trái cây, hoa tươi, nông sản, khoai tây giống, củ quả....

- Kho lạnh từ 8oC đến 16oC: Dùng để bảo quản một số loại nông sản, rau xanh, khoai tây, chuối xanh....

Và rất nhiều kho lạnh với dãy nhiệt độ lạnh khác tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau.


d) Phân loại theo thể tích kho lạnh:

- Kho lạnh mini: Là kho lạnh có sức chứa nhỏ từ 1 tấn đến 20 tấn. Kho lạnh mini phù hợp cho các nhà hàng, quán ăn, các chuỗi FnB, Resort, Các đơn vị kinh doanh hải sản, trái cây, thực phẩm đông lạnh hoặc nhà riêng....

- Kho lạnh thương mại: Là kho lạnh có sức chứa lớn từ 5 tấn đến hàng trăm tấn để bảo quản lượng hàng hóa của các công ty thương mại trong và ngoài nước.  

- Kho lạnh công nghiệp: Là kho lạnh có sức chứa lớn từ 20 tấn đến hàng trăm ngàn tấn. Kho lạnh công nghiệp thường được lắp đặt cho các dự án lớn trong các nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất, các công ty xuất nhập khẩu, ở các sân bay, bến cảng.....


e) Phân loại theo trọng lượng hàng:

Là dựa theo nhu cầu về sức chứa hàng để phân loại kho lạnh, thông thường khách hàng hay có nhu cầu kho lạnh 5 tấn, kho lạnh 10 tấn, 20 tấn, 50 tấn, 100 tấn... Từ nhu cầu về sức chứa, đơn vị thiết kế kho lạnh sẽ tính toán trọng lượng từng mặt hàng và thiết kế, tư vấn kích thước kho lạnh cho phù hợp với nhu cầu và diện tích mặt bằng của khách hàng.


3. Cấu tạo của kho lạnh:

Cấu tạo kho lạnh thông thường từ hai bộ phận chính như sau:

a) Vỏ kho lạnh: Có cấu trúc giống như một căn phòng hoặc một nhà kho khép kín, vách kho lạnh làm từ vật liệu cách nhiệt chuyên dùng, có cửa để xuất nhập hàng hóa và có hệ thống chiếu sáng bên trong kho lạnh.

b) Hệ thống lạnh của kho lạnh: Là hệ máy làm lạnh chuyên dùng cho kho lạnh được tính toán và lựa chọn phù hợp với nhiệt độ và sản phẩm bảo quản trong kho lạnh.

Trên đây là hai thành phần cốt lõi của một kho lạnh thông thường. Những kho lạnh đặc biệt sẽ có những hệ thống như hút ẩm, cấp ẩm, cấp gió tươi, hệ thống đèn quang hợp, hệ thống xử lý CO2 ....


4. Mục đích sử dụng kho lạnh:

Nhìn chung, kho lạnh được dùng để bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường nhằm làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều mục đích sử dụng kho lạnh khác nhau cơ bản như sau:

- Sử dụng để cấp đông sản phẩm: Để bảo quản lâu dài các sản phẩm như hải sản, cá, thịt heo, hay sầu riêng.... Chúng ta cần trải qua khâu cấp đông nhanh cho sản phẩm để ức chế quá trình phân hủy của sản phẩm. Sau đó chuyển sản phẩm vào kho bảo quản đông lạnh để lưu giữ trong thời gian dài.

- Sử dụng để cấp lạnh sản phẩm: Một số sản phẩm sau khi sản xuất có nhiệt độ cao từ 95oC-100oC nhưng cần phải làm lạnh nhanh (fast cooling) để giữ nguyên mùi vị của sản phẩm (một số loại bánh). Sau quá trình cấp lạnh thì chuyển sản phẩm sang kho mát hoặc tủ mát để bảo quản.

- Sử dụng để bảo quản đông lạnh sản phẩm: Những sản phẩm đông lạnh cần được bảo quản trong kho đông lạnh sau quá trình cấp đông nhanh. Hoặc dùng bảo quản các thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, thủy hải sản đông lạnh, kem, thực phẩm nhà hàng, ...

- Sử dụng để bảo quản lạnh sản phẩm: Nhiều sản phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ -5 đến 5 độ. Cần thiết kế kho lạnh có nhiệt độ phù hợp và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng sản phẩm riêng biệt.

- Sử dụng để bảo quản mát sản phẩm: Đây là những sản phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ dương nhưng thấp hơn nhiệt độ môi trường. Tùy tửng sản phẩm sẽ có mức nhiệt độ bảo quản thích hợp như Vắc xin, sữa thì bảo quản ở nhiệt độ 2oC - 8oC. Rau xanh, khoai tây thì bảo quản ở nhiệt độ 10oC đến 150C hay dược phẩm, lá thuốc thì bảo quản ở nhiệt độ 18oC đến 24oC


5. Thiết kế, lắp đặt kho lạnh:

Đây là khâu rất quan trọng để có một kho lạnh đạt tiêu chuẩn và có độ bền cao.

a) Thiết kế kho lạnh: Để thiết kế kho lạnh đạt tiêu chuẩn cần dựa vào nhiều yếu tố sau:

- Kích thước kho lạnh hoặc lượng hàng hóa cần bảo quản trong kho lạnh: Đây là yêu tố đầu tiên trong thiết kế kho lạnh. Các thiết bị cần tính toán làm sao để phù hợp với kích thước kho để đảm bảo hiệu suất lạnh cao nhất và tiết kiệm nhất.

- Sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh: Đây là yếu tố then chốt trong thiết kế kho lạnh. Từ sản phẩm cần bảo quản, người thiết kế tính toán nhiệt độ phù hợp để chọn thiết bị chuẩn nhất để tăng độ bền cho kho lạnh.

- Nhiệt độ sản phẩm đầu vào kho lạnh: Cần dựa vào nhiệt độ đầu vào để tính tải cho thiết bị lạnh phù hợp. Tránh chọn thiết bị quá lớn hoặc quá nhỏ so với nhu cầu của kho lạnh gây lãng phí và thiệt hại cho khách hàng.

- Tần suất và số lượng hàng xuất nhập mỗi ngày: Số lượng hàng và tần suất xuất nhập hàng càng lớn thì thất thoát nhiệt sẽ càng cao, cần công suất máy lớn hơn để bù lại lượng thất thoát này để kho lạnh luôn đảm bảo công suất lạnh tốt nhất.

- Phương tiện xếp dỡ hàng trong kho lạnh: Đây là yếu tố để thiết kế sàn kho lạnh và cách bố trí, sắp đặt hàng trong kho lạnh. Phương tiện xếp dỡ hàng cũng sinh nhiệt trong quá trình vận hành trong kho lạnh vì vậy cần tính thêm tải lạnh để bù đắp lượng nhiệt sinh ra này.

- Nhiệt độ và độ ẩm môi trường: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống lạnh nên cần tính toán phù hợp để tránh tình trạnh quá nhiệt trong khi vận hành kho lạnh làm ảnh hưởng đến hệ thống lạnh và sản phẩm bảo quản trong kho lạnh.


b) Lắp đặt kho lạnh:

Lắp đặt kho lạnh là một khâu quan trọng để đảm bảo kho lạnh đạt chất lượng tốt và đảm bảo độ bền cho kho lạnh. Để lắp đặt kho lạnh đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, cần lưu ý các yếu tố sau:

- Thiết kế kho lạnh đạt tiêu chuẩn: Cần lưu ý đến việc thiết kế, tính toán hệ thống lạnh đúng và đủ các yếu tố thì mới đảm bảo được kho lạnh đạt chất lượng.

- Lựa chọn thiết bị đạt tiêu chuẩn cho kho lạnh: Sử dụng các thiết bị phù hợp với từng loại kho lạnh riêng, không sử dụng các thiết bị của máy lạnh dân dụng cho kho lạnh để tránh tình trạng quá tải cho thiết bị gây hư hỏng và thiệt hại cho khách hàng.

- Lắp đặt kho lạnh đúng quy trình và đúng chuẩn: Cần phải có đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm và phải thực hiện việc lắp đặt kho lạnh đúng quy trình thì mới đảm bảo được độ bền cho kho lạnh.


6. Lựa chọn đơn vị cung cấp kho lạnh uy tín:

Để chọn được đơn vị cung cấp, lắp đặt kho lạnh uy tín và đảm bảo dịch vụ tốt. Quý khách cần lưu ý các yếu tố sau:

- Xem xét chi tiết vật tư, thiết bị cấu thành nên kho lạnh: Các chi tiết này thể hiện trên báo giá, cần xem xét kỹ từng chi tiết, từng thiết bị để tránh những sản phẩm không đạt chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Xem các kho lạnh đã lắp đặt trước đó: Đầu tư kho lạnh có giá trị lớn, nên cần bỏ ít thời gian đi xem các kho lạnh mà đơn vị lắp đặt đã từng lắp cho khách hàng trước đó để xem chất lượng sản phẩm, chất lượng lắp đặt, chất lượng dịch vụ, mức độ chuyên nghiệp ... của đơn vị cung cấp.

- Kiểm chứng dịch vụ bảo hành, bảo trì kho lạnh: Trong quá trình xem xét kho lạnh đã lắp đặt, Quý khách có thể tham khảo về dịch vụ bảo hành, bảo trì từ khách hàng trước đó để đảm bảo lựa chọn đúng đơn vị lắp đặt kho lạnh cho mình.

- Kinh nghiệm về kho lạnh: cần xem xét yếu tố kinh nghiệm khi lựa chọn đơn vị lắp đặt kho lạnh vì nếu lựa chọn những đơn vị không có kinh nghiệm sẽ có thể đối mặt với nhiều sự cố về kho lạnh và thiệt hại lớn trong việc hư hỏng sản phẩm bảo quản trong kho lạnh.

- Yếu tố giá cả: Đây là yếu tố sau cùng trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp kho lạnh. Vì sản phẩm chất lượng tốt và dịch vụ tốt sẽ có chi phí cao hơn những kho lạnh chất lượng kém, dịch vụ không tốt.


Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt kho lạnh. Quang Minh luôn luôn đem đến quý khách sự hài lòng tuyệt đối về chất lượng kho lạnh, dịch vụ bảo hành, bảo trì cũng như sự chuyên nghiệp và tận tâm phục vụ đối với tất cả Quý khách hàng.


Công ty Quang Minh luôn luôn phục vụ quý khách 24/7.

Kho lạnh Quang Minh® - Thương hiệu của chất lượng
Hotline: 0941 59 79 89
www.kholanhquangminh.com


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 9/1/2025 06:23 , Processed in 0.144712 second(s), 139 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên