WLAN là gì? Kể tên năm 1990 đến nay, WLAN đã trở nên quen thuộc với người dùng internet toàn cầu. Khi các thiết bị không dây kết nối Internet như smartphone, tablet, laptop,.. ngày càng phổ biến, WLAN cũng được ứng dụng và phát triển theo yêu cầu của đông đảo người dùng. Vậy cần hiểu chính xác WLAN là gì? WLAN là gì? WLAN – một kỹ thuật phân phối mạng không dây, hỗ trợ nhiều thiết bị cùng lúc kết nối với mạng internet, thực hiện thông qua giao thức chuẩn. Bạn có thể hiểu đơn giản WLAN hay wireless local area network chính là mạng cục bộ không dây. Có nghĩa là thay vì liên kết hệ thống mạng qua dây cáp truyền thống, WLAN lại ứng dụng tín hiệu radio, hồng ngoại để hỗ trợ thiết bị có thể liên lạc với nhau. Cách thức liên kết này loại bỏ sự cồng kềnh của hệ thống dây cáp, tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng. Mặc dù kết nối theo kiểu không dây nhưng WLAN vẫn đảm bảo tín hiệu đường truyền, tương tác giữa các thiết bị. Chỉ cần vẫn còn đang truy cập internet trong phạm vi phủ sóng, thiết bị của bạn vẫn lướt nét thoải mái. WLAN ra đời như thế nào? Kỹ thuật liên kết mạng không dây chính thức ra đời từ năm 1990. Đây được xem từng bước đột phá giúp mạng internet toàn cầu ngày càng phổ cập rộng rãi. Để có thể hoàn thiện như ngày nay, WLAN phải trải qua nhiều giai đoạn từ khâu nghiên cứu, bổ sung tinh chỉnh và ứng dụng vào đời sống. Giai đoạn năm 1990: Lần đầu tiên, kỹ thuật kết nối mạng không dây ra mắt người dùng toàn cầu. Khi đó các thiết bị được hỗ trợ hoạt động tại băng tần 900Mhz, tốc độ truyền dữ liệu đạt 1Mbps. Con số này khá thấp so với tốc độ 10Mbps của hệ thống mạng có dây thời điểm bấy giờ. Giai đoạn từ năm 1992 đến 1996: Băng tần của WLAN dần nâng lên 2.4Ghz. Tuy nhiên tần số lại chưa có sự thống nhất cao. Giai đoạn năm 1997 đến 1999: IEEE chính thức thông qua hai chuẩn 802.11a và 802.11b. Cụ thể, 802.11b sở hữu tốc độ đường truyền 11Mbps. Các thiết bị thiết kế theo chuẩn 802.11b dần trở nên phổ biến. Giai đoạn năm 2003: IEEE cấp phép thêm chuẩn 802.11g có khả năng tiếp nhận đường chuyền từ cả hai đầu dây dẫn với băng tần 2.4Ghz và 5Ghz. Tốc độ đường truyền đã lên tới 54Mbps.
>>> Xem thêm: máy chủ dell tower
3 Mô hình mạng WLAN phổ biến Hiện nay, mạng WLAN chia thành 3 mô hình hoạt động chủ yếu. Bao gồm mô hình cơ sở, mô hình độc lập và mô hình mở rộng. Mô hình độc lập Trong mô hình WLAN độc lập, thường bao gồm các máy tính kết nối mạng quy tụ tại không gian nhỏ. Từ đó tạo thành kết nối nhanh cấp. Toàn bộ nút kết nối di động đều có khả năng trao đổi thông tin trực tiếp, không phụ thuộc vào quản trị mạng. Mô hình cơ sở Tại mô hình WLAN cơ sở tập trung nhiều điểm kết nối Access Point liên kết chặt chẽ với hệ thống đường trục hữu tuyến. Đây là mô hình mạng cho phép thiết bị di động hoạt động ổn định trong phạm vi phủ sóng thuộc một cell. Trong đó, Access Point sẽ làm nhiệm vụ điều khiển cell, đồng thời điều chỉnh lưu lượng đến mạng. Như vậy, các thiết bị thường không trực tiếp tương tác với nhau mà tương tác với Access Point. Mô hình mở rộng Mô hình mở rộng gồm tập hợp nhiều BSSs, nơi cho phép Access Point tương tác với nhau nhằm luân chuyển lưu lượng giữa các BSS. Từ đó đảm bảo quá trình luân chuyển giữa các BSS luôn được ổn định. Mặt khác, BSS còn thực hiện chức năng kết nối thiết bị di động, tương tác với những BSS khác. >>> Xem thêm: máy chủ dell r630
Ưu điểm và nhược điểm của mạng WLAN Tiếp nối phần phân tích WLAN là gì, FPT Cloud sẽ tập trung sâu hơn về phần ưu và nhược điểm của mạng WLAN. Ưu điểm Hệ thống mạng WLAN cho phép thiết bị kết nối mạng nhanh chóng Ưu điểm của mạng WLAN nằm ở tính tiện lợi, di động cao, triển khai đơn giản, có khả năng mở rộng linh hoạt.
Tiện lợi: Hệ thống mạng WLAN cho phép thiết bị kết nối mạng nhanh chóng, số lượng thiết bị kết nối cùng lúc lớn hơn so với mạng có dây. Tính di động cao: Sự bùng nổ của mạng không dây giúp phổ cập rộng rãi mạng internet. Người dùng có thể truy cập mạng internet tại nhiều nơi. Dễ dàng triển khai: Trong mô hình mạng không dây, người ta chỉ yêu cầu một điểm truy cập, không cần đến nhiều dây nối phức tạp. Cách thức triển khai mạng WLAN nhìn chung đơn giản hơn so với mạng có dây. Khả năng mở rộng linh hoạt: Mạng WLAN có thể dễ dàng mở rộng, cho phép tăng thiết bị truy cập thông qua quá trình lắp đặt thêm cáp.
Nhược điểm Mạng WLAN tồn tại nhược điểm về tính bảo mật Song song với nhiều ưu điểm, mạng WLAN cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định về mặt bảo mật, phạm vi truy cập, tốc độ và độ tin cậy.
Hạn chế về mặt bảo mật: Tùy rằng tạo điều kiện để người dùng kết nối dễ dàng nhưng WLAN lại dễ bị hack. Tình trạng người dùng bị thu thập thông tin trái phép vẫn thường xuyên xảy ra. Phạm vi truy cập còn hạn chế: Thông thường mạng WLAN chỉ phủ sóng truy cập trong một phạm vi nhất định. Trường hợp muốn mở rộng phạm vi, bạn phải bổ sung repeater hoặc Access Point. Độ tin cậy chưa cao: WLAN sử dụng sóng vô tuyến thay vì hệ thống dây cáp. Chính vì vậy tín hiệu chưa thực sự ổn định cho lắm. Tốc độ mạng còn chậm: Tốc độ đường truyền mạng trong chưa cao bằng hệ thống mạng có dây. Càng nhiều người dùng truy cập, tốc mạng lại càng chậm.
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội - Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644 - CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10 Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399 - Email: hotro@maychuhanoi.vn - website: https://maychuhanoi.vn/ - facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
|