Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Hà Nội - Sa pa - Hà Nội (02 ngày 03 đêm) [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 8/8/2013 14:28:26
0 CH - 14/12/2011        
            

SAPA - THỊ TRẤN MÙA XUÂN

            

Thời gian : 2 ngày 3 đêm - bằng tầu hoả, k6, nằm mềm điều hoà khứ hồi.

                        

Sa Pa (Lào Cai)  là thị trấn nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai ở độ cao 1600 m so  với mặt biển, có khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình từ 15  đến 18 độ C, quanh năm mát mẻ, mùa đông có tuyết nhẹ. Từ những  năm đầu thế kỷ người Pháp đã tìm thấy sức hấp dẫn của Sa Pa  về cảnh quan, khí hậu và nguồn nước.... vì thế du khách có  thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc Pháp của hơn 200 biệt  thự nghỉ má. Sa Pa, một địa danh nguyên sơ với làng bản của  các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó... với Thác  Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng... xứng đáng  là một nơi dành cho những ai yêu thích thiên nhiên muốn tìm hiểu  phong tục tập quán của người dân miền núi.

Giá tour cho 01 khách du lịch: 2.050.000Đ

                        

Lưu ý: Giá trên áp dụng khách lẻ & khởi hành hàng ngày.

            

  Ngày

Chi tiết tour

Hình ảnh

            

Tối ngày 01

            
            

Đón ga Hà Nội
            
20h00: Đón quý khách tại ga Trần Quý Cáp, lên tàu ... đi Lào Cai. 21h15: Tàu rời ga Hà Nội. Quý khách ngủ đêm trên tàu.

            


            

            

Ngày 01

            
            

Tham quan Sapa            Ăn: S/ T / C

            

06h00 : Tới Lao Cai, xe đón quý khách tại ga Lao Cai đi Sapa. Trên đường quý khách cùng chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ ở của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ và ấn tượng.

            

09h00 : Đến khách sạn, quý khách dùng bữa sáng, tự do nghỉ ngơi và ăn trưa tại khách sạn.

            

Chiều: Quý khách đi thăm bản Cát Cát của người H’mông, Thác thuỷ điện được người Pháp xây dựng năm 1925. Ăn tối và nghỉ đêm tại Sa Pa. (Đặc biệt vào tối thứ bảy Quý khách có thể tham dự phiên Chơ Tình của người Dao Đỏ - một trong những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc vùng cao phía bắc Việt Nam)

            


            

            

Ngày 02

            
            

Lào Cai - Hà Nội              Ăn: S/ T / C
            
Ăn sáng tại khách sạn, sau đó đi tham quan đỉnh Hàm Rồng gồm với nhiều thắng cảnh: Vườn  Lan 1-2, vườn Lê, vườn Táo Mèo, Vườn hoa Trung Tâm, Hòn Đá Gãy, Cổng  Trời, Đầu Rồng, Hòn Cá Sấu, Khu Thiên Thách Lâm, Hòn Phật Bà, Sân Mây,  tháp truyền hình ..., Ngắm nhìn cảnh đẹp Sapa mờ sương & quyến rũ như một cô gái 16 bừng giấc trong ánh hoàng hôn từ khu du lịch Hàm Rồng. Ăn trưa tại nhà hàng ChaPa với món ăn đậm chất vị núi rừng Tây Bắc.

            

12h00: Làm thủ tục check out khách san, sau đó xe đưa Quý khách trở về Lao Cai. Thăm thành phố cửa khẩu Lào Cai, tự do mua sắm chợ Cốc Lếu..., ăn tối tại nhà hàng tại Huyền Thiện

            

19h00 : Rời Lào Cai về Hà nội, quý khách ngủ đêm trên tàu

            


            

            

Ngày 03

            
            

Hà Nội                                       
            
05h00: Tàu đưa Quý khách về đến ga Hà Nội. Chia tay quý khách, hẹn gặp quý khách trong chuyến đi tới.

            


            

            

Dịch vụ bao gồm:

            
  •                

    Vé tàu nằm mềm điều hoà khoang 6: Hà nội - Lào Cai - Hà nội

  •                

    Khách sạn 2* trung tâm Sapa, với  phòng có tivi, tắm nóng lạnh (2-3 người / phòng).

  •                

    Xe ô tô thăm quan ghép đưa đón theo chương trình.

  •                

    Vé thắng cảnh tại các điểm thăm quan.

  •                

    Các bữa ăn theo chương trình (S: ăn sáng, T: ăn trưa, C: ăn chiều, 80.000đ/bữa chính)

  •                

    Hướng dẫn viên thành thạo nhiệt tình.


            

            

Dịch vụ không bao gồm: Chi tiêu cá nhân, đồ uống, bảo hiểm, hoá đơn thuế VAT 10%.

            

            

Ghi chú:

            
  •                

    Trẻ  em 1-3 tuối: được miễn phí (ngủ chung với bố mẹ); 4-9 tuổi: tính 75%  giá người lớn (ăn suất riêng và ngủ chung với bố mẹ); 10 tuổi trở lên:  tính như người lớn

  •                

    Phụ thu đối với khách nước ngoài: Phòng K/sạn + Vé tham quan + Phòng ngủ đơn.

  •                

    Quý khách ở thêm 1 ngày tự do thăm quan tại SAPA đóng thêm 380.000Đ/ khách cho tiền phòng khách sạn và các bữa ăn (2 chính + 1 phụ)

  •                

    Quý  khách có nhu cầu thăm quan thị trấn Hà khẩu (TRUNG QUỐC) vào chiều ngày  thứ 2 (trước khi lên tàu ... trở về Hà nội), vui lòng đóng thêm lệ phí  làm giấy thông hành + tour thăm quan là 180.000Đ/ Khách và nộp 2 ảnh 4x6 cùng CMTND

  •                

    Cung  cấp danh sách đoàn gồm đầy đủ các chi tiết về: Họ tên, năm sinh, giới  tính và nơi cư trú để đăng ký bảo hiểm và chuẩn bị hồ sơ đoàn tham quan.  

  •                

    Thay đổi chương trình hoặc yêu cầu khác:

                                    

    Contact person: Mr. Đông

                   

    E-mail: info@vitour.com.vn

                   

    Tel: (+84.4) 3995 8651 - 3995 8652 * Fax: (+84.4) 3556 2543.

                   

    Hotline: 0904 933 568.

                   

    Website: http://dulichmienbac.com.vn/   www.vitour.com.vn


            

SAPA - KINH ĐÔ MÙA XUÂN PHƯƠNG BẮC

Nhuận nhớ - nhuận thương Sa Pa

            

Mưa  rào vừa tạnh. Mặt trời nhú lên như hạt mầm. Những tia nắng ngỡ ngàng  nhảy nhót trên từng vòm lá đẫm ướt. Mấy ai nghĩ rằng đó là những tia  nắng trong chiều muộn.

            

            

Lá  rũ mình trong gió, khoẻ khoắn và no nê. Chỉ còn đất là bắt đầu công  việc mới. Nước chảy âm thầm trong lòng đất mãn nguyện. Vầng nắng tụt  xuống chân núi, quyến luyến những đoá hoa lê xinh xắn trước khi tan vào  đất như những hạt mưa. Núi xanh sẫm trần trụi mặc cho những đám mây  trắng nõn nà ve vuốt đỉnh Phan Xi Păng kiêu ngạo hiện ra như một bức vẽ  hoàn hảo của tạo vật. Một vài đóa mây hồng màu lay ơn nở chúm chím tô  điểm. Trời xanh màu chàm nhạt, cái màu xanh bền bỉ, mưa càng gội càng  xanh. Núi uy nghi đồ sộ, như cao hơn, như trẻ trung hơn sau cơn mưa. Mùa  xuân đang từ từ trang điểm cho sự sung mãn bất diệt của mình.

            

            

Từ  trong thân cành mốc thếch, từ trong những ngõ ngách rêu phủ, những chồi  non cựa quậy bứt phá. Ngoài kia là nắng xuân. Sau những ngày băng giá,  sau những ngày ẩn mình, nắng thức dậy tạ lỗi với muôn loài hoa. Đào, lê,  mận thi nhau khoe sắc phô hương. Trong không gian ngát hương hoa,  truyền thuyết về những nàng tiên nữ du xuân như sống dậy trong lòng du  khách. Năm nay trời đất cảm kích tặng cho xuân thêm một tháng hai. Như  biết thế, hoa chẳng muốn tàn, những loài hoa vừa cho đời hương sắc, vừa  cho đời trái ngọt.

            

            

Sa  Pa đón nhận quà tặng của đất trời bằng những cơn mưa rào đến sớm như  thế đấy. Không phải là hoạ sỹ để lưu lại những khoảnh khắc diệu kỳ bằng  nét cọ không; không phải là nhạc sỹ để tấu lên những âm điệu da diết của  suối Mường Hoa, của Thác Bạc trắng trời; tôi chỉ là tôi với đôi mắt mỏ  to đam mê. Phía trước là hoa, là mây, là đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ. Tôi  yêu những hoàng hôn mây giâng chơi vơi. Tôi yêu những nẻo đường giăng  bóng Sa mu. Tôi yêu những đêm tĩnh lặng, yên ắng như lòng người ấy.

            

            

Thế  là sẽ có thêm bốn phiên chợ tình mùa xuân. Hãy cứ gọi là "Nhuận nhớ,  nhuận thương Sa Pa" cũng được. Tôi nào biết dưới vòm ô, để uống rượi, để  hẹn hò. Tôi cũng tìm kiếm và khôn nguôi tìm kiếm.

            

            

Thực  ra tôi cũng đã biết, có một tình yêu đang ở trong tôi, đó là Sa Pa. Và  mùa xuân rất gần gũi thân thương đang trang hoàng cho tình yêu ấy.

            

            

Lịch sử thị trấn Sa Pa

            

Nằm  ở độ cao 1.500m trên lừng chừng núi, Sa Pa được biết đến từ năm 1901.  Năm 1903, người Pháp cho xây dựng một bốt quân sự. Với khí hậu trong  lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xác định xây dựng Sa Pa  trở thành khu an dưỡng phục vụ những Âu kiều không thích nghi được với  khí hậu nhiệt đới. Năm 1913, khu nhà an dưỡng quân đội được xây dựng,  hiện nay là khu cấp nước của thị trấn.

            

            


            

            

Năm  1909, khách sạn Chapa, nằm trên đường từ Sapa ra Lào Cai khánh thành.  Từ năm 1914, với mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự trên  vùng núi miền Bắc Kỳ, theo hướng dân sự hoá. Cùng mùa hè năm đó, các  nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ xây dựng khi dinh thự nghỉ mát cao  cấp và các khu nhà dịch vụ kèm theo đã được vận chuyển từ Hà Nội lên Sa  Pa. Khách lưu trú thường xuyên ở Sa Pa lúc bấy giờ là những viên chức  người Pháp, nhưng cũng không nhiều: chỉ khoảng 50 người năm 1942. Năm  1914, khách sạn Fansipan được xây dựng. Năm 1932, một khách sạn sang  trọng, Le Metropole - chính quốc với 50 phòng hạng sang và 10 phòng hạng  đặc biệt được khai trương, nằm ở dưới chân núi Hàm Rồng hiện nay và  tiếp giáp với hồ Sa Pa hiện nay.

            

            

Trong  thế kỷ 19, Lào Cai là địa bàn tranh giành lẫn nhau của các băng đảng có  vũ trang, trong đó có băng Cờ Vàng và băng Cờ Trắng. Các băng này cai  quản con đường thông thương trên sông Hồng. Muối từ miền Biển Việt Nam, á  phiện vùng Vân Nam, gạo giống mới, vải vóc, hàng hoá là những mục tiêu  cướp bóc chính của chúng. Giữa những năm 1880 và 1886, trước khi người  Pháp có mặt ở Lào Cai, khu vực tỉnh lỵ ngày nay liên tục hứng chịu những  đợt tấn công tàn phá và chiếm đóng của những băng đảng khác nhau.

            

            

Sa Pa - vùng đất lịch sử có nhiều biến động

            

Những  biệt thự đầu tiên được xây dựng ở Sa Pa vào năm 1918, trên khu vực  khách sạn Victoria hiện nay. Khoảng thời gian giữa năm 1924 và 1940, có  khoảng 100 biệt thự nữa được xây lên, trong số này hiện nay còn thấy một  vài dấu tích. Giữa năm 1924 và 1927, trị trấn nghỉ mát này được đầu tư  xây dựng hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt; hệ thống điện chiếu sáng, sử  dụng nguồn thuỷ điện sản xuất từ nhà máy thuỷ điện trung tâm, cạnh thác  Cát Cát hiện nay vẫn còn đang vận hành tốt; và nhà dây thép (bưu điện)  phục vụ các nhu cầu điện thoại, điện báo. Nhà thờ trung tâm thị trấn  được xây dựng năm 1934. Cuối những năm của thập kỷ 30 (thế kỷ trước), Sa  Pa phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của mình; vào mùa hè, Sa Pa đón đến  hàng ngàn khách Âu sống và làm việc ở Việt Nam bấy giờ lên đây nghỉ  mát.

            

            
            

Tháng  3 năm 1952, hội đồng tham mưu trưởng quân đội Pháp ra lệnh dùng máy bay  ném bom thị trấn. Dinh thự nghỉ mát Thống sứ, khu điều dưỡng, khu nhà  hành chính và phần lớn các khách sạn, biệt thự và nhà nghỉ đều bị phá  trụi trong trận bom ác liệt này. Cả thị trấn chìm trong hoang tàn đổ  nát, mãi đến đầu những năm 60 mới dần hồi phục. Phải chờ đến đầu những  năm 90 của thế kỷ trước, Sa Pa mới có được bộ mặt phát triển với vóc  dáng như ngày hôm nay.

            

            

Núi Hàm Rồng

            

Vị trí          : Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.

            

Ðặc điểm : Núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng.

            

            

Theo  tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên  nhau trong khi cơn hồng thuỷ đang ào ạt dâng sóng mà vẫn không hay. Đến  khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồi quẫy mình lên, nhưng không kịp.  Tức thì mỗi con rời ra một nơi. Đến bây giờ rồng nàng tuy hoá đá, nhưng  bản năng sinh tồn còn mãnh liệt vẫn cố ngước nhìn theo rồng chàng bên  phía Hoàng Liên phía tây.

            

            
            

Núi  Hàm Rồng được giao cho công ty xổ số tôn tạo và quản lý. Du khách hãy  chống tay lên đầu gối hoặc chống cây gậy trúc leo từng bậc, chỉ một lát  thôi là tới vườn lan trăm hình vạn sắc. Liên tiếp, trước mắt là một bình  nguyên thu nhỏ rực màu hoa đào, hoa cỏ giữa tiết xuân. Đi nữa là rừng  đá với cảm giác như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh, mà người xưa đã khéo  tưởng tượng đó là những móng vuốt, lông vây của rồng. Trong cái hốc nơi  vách đá kia như đang ẩn náu điều gì bí ẩn, bất chợt hiện ra qua ý tưởng  của mỗi người. Lần theo vách đá là đường lên cổng trời một và hai, bạn  sẽ đứng trên mỏm đá ngất ngây trong cảm giác bay lượn mà thoả mắt nhìn  xuống toàn cảnh thành phố trong sương. Nơi đây trời đất gặp gỡ, kia là  chàng mây không giấu giấc mộng với nàng đá, dưới ánh sáng mờ ảo lung  linh. Tới đây không những được tận hưởng cảnh sắc của đất trời, mà còn  thưởng thức không khí trong lành của khí trời Sa Pa. Thế là bao ưu tư,  phiền muộn trong lòng bỗng tan biến. Ngước lên, sẽ thấy nàng rồng như  còn hối tiếc điều gì chưa hoàn tất của một thời sung sức. Du khách muốn  thoả trí tò mò xin hãy leo lên mà thì thầm to nhỏ với con rồng đá.

            

            

Ai  đến Sa Pa, không thể không leo núi Hàm Rồng mà trò chuyện với đá, với  cỏ cây, gió hoang và mây trời để tăng thêm nghị lực cho ngày mai lại  tiếp tục những cuộc hành trình mới đầy thú vị.

            

            

Làng Cát Cát ở Sa Pa

            

Vị trí          : Làng Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km.

            

Ðặc điểm :  Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ  công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức.  Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng  khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.

            
            

Qua  những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và  hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt  vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ  thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong  được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng  có bôi sáp ong.

            

            

Ở  làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời  và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công  đoạn. Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy  thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho  thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay  kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì  dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản  phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở  Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như:  vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...

            


            Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở  đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục  kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta  sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái  về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý  làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối  thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường  như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ  chức từ 2 đến 7 ngày.

            

            

Kiến  trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp  ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê  trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra  vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được  đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp  lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi  ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

            

            

Làng  Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo  phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà  cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng  ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần  lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu  nướng...

            

            

Chợ phiên Bắc Hà

            

Du  khách đến Sa Pa hẳn không thể bỏ qua tour du lịch thú vị, đó là đi chợ  Bắc Hà, một chợ vùng cao nổi tiếng nằm cách Sa Pa 58km. Nhân dịp kỷ niệm  100 năm Sa Pa, trục đường nối từ Sa Pa lên Bắc Hà đã được trải nhựa và  mở rộng thêm để đón khách.

            

            


            

            

Trên  dường đi, du khách sẽ gặp núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc  thang. Khách du lịch nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp  thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính. Và, du khách sẽ gặp từng nhóm người  dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp  phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm  trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ. Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên  một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và  được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên  sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật  dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa  quả, mật ong.

            

            

Nhưng  thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các  đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên  dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa  mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao  đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được  dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.

            

            

Đối  với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ  cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo  cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông  bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng.  Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng  xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây... cũng  lên đây để buôn ngựa về xuôi. Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó  tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời  gọi các cô gái. Khách du lịch đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất  thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân  nơi đây.

            

            

Trong  xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một  trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo  của các phiên chợ xưa. Đến Bắc Hà, bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo  kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo  dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ,  vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông  say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản  là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách. Có thể nói đây là một  điểm đến thú vị của Lào Cai, rất mong là chợ phiên Bắc Hà mãi mãi được  như thế.

        
            
        
                    
            
Các tin khác:

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 12/1/2025 03:53 , Processed in 0.156231 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên