Hăm tã và 5 điều mẹ cần biết Trong khi chăm sóc trẻ, việc hiểu sai của mẹ về cách sử dụngtã giấy (bỉm) cũng như sự thiếu kinh nghiệm của mẹ khi nắm bắt những biểu hiệnkhó chịu của con dễ làm cho bé bị viêm da do kích ứng hay còn gọi là chứng hămtã - một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ đặc biệt từ vài tuần tuổi cho đến 24tháng tuổi. Sau đây là 5 điều mẹ cần chú ý để bảo vệ bé yêu của mình khỏi hămtã. 1. Sự cọ xát với tã khiến da bé dễ bị hăm tã Những khu vực da bé thường xuyên cọ xát với tã giấy thì khảnăng bị hăm cao hơn những khu vực khác một cách rõ rệt, chẳng hạn như khu vựcbên trong bẹn, phần đùi trong... hay vùng mông thường là vùng bị hăm nhiều nhất.Nguyên nhân là do da bé vốn rất mỏng và nhạy cảm nên việc sử dụng tả giấy có chấtliệu không mềm mại, thô ráp làm gia tăng sự cọ xát khiến da bé bị đau rát nổi mẫnđỏ dẫn đến tình trạng hăm tã. Vì vậy, khi chọn tã cho bé, mẹ chú ý chỉ chọn nhữngloại có chất liệu tốt, mềm mại để hạn chế sự cọ xát cho da bé. 2. Phản ứng của da bé với các tác nhân gây kích ứng là mộttrong những nguyên nhân gây hăm tã Vùng mông, bẹn là những vùng được quấn tã nên thường xuyêntiếp xúc với enzyme trong chất thải của bé như nước tiểu, phân mà cũng chính lànhững tác nhân gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé. Vì vậy, việc mẹ chủquan quên thay tã thường xuyên cho bé hay không vệ sinh sạch sẽ cho bé trướckhi mặc tã sẽ vô tình để da bé tiếp xúc quá lâu với các enzyme trong môi trườngẩm ướt không thoáng khí, không vệ sinh dễ dẫn đến tình trạng hăm tã hay da bé bịnổi những nốt đỏ, đau rát, gây khó chị Tiếp xúc quá lâu trong môi trường ẩm ướt do mặc tã, gây rahiện tượng bị hăm, bé rất khó chịu 3. Vệ sinh đúng cách Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần rửa bé kỹ, lau khô và bôi thuốcmỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên có mộtkhoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắmxong rồi hãy bôi thuốc mỡ chống hăm cho bé. Điều này tránh gây bí ở các kẽ davà vùng nhạy cảm giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽmau lành hơn. Mẹ đặc biệt chú ý khi bé đã bị hăm thì tuyệt đối không dùng phấnrôm hoặc phấn thơm cho bé để tránh tình trạng bí ở vùng da đó. 4. Sử dụng thuốc bôi đúng cách Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả làthoa thuốc trị hăm tã cho bé, phù hợp nhất là các loại thuốc mỡ được chế tạo từmỡ tự nhiên. Thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơngiúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc kem. Tốt hơn nữa là sử dụngthuốc mỡ chứa Dexpanthenol & Lanolin vì hoạt chất Lanolin (mỡ cừu) giúp tạomàng phân cách giữa da bé với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân,trong khi đó hoạt chất Dexpanthenol giúp dưỡng ẩm và điều trị các thương tổntrên da bé. Chú ý khi một ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thìbạn không dùng lại ngón tay đó để lấy thuốc trong tuýp nữa mà dùng một ngón taykhác để lấy thêm thuốc. 5. Quan sát biểu hiện của bé để chữa trị hiệu quả. Hăm tã tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng vẫn làm béđau, hay khóc, biếng ăn, làm trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ, dẫn đến sụtcân, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé… Vì thế, các mẹ cần lưu ý kỹ những nguyênnhân gây bệnh từ đó xây dựng cho mình một phương pháp chăm sóc da bé vừa khoa họclại vừa hiệu quả, giúp bé có làn da mịn màng, cơ thể phát triển khỏe mạnh. Béthoải mái, mẹ yên tâm và cả nhà vui vẻ.
|