Thời gian đăng: 5/7/2014 18:37:35
Vượtlên những khuyết tật của cơ thể, những thí sinh này vẫn cố gắng hết sức để thamdự kì thi đại học với ước mong được theo học ngành nghề mà mình yêu thích.
Những thí sinh tí hon
Sở hữu chiều cao 1,28m và khuôn mặt rất giống trẻ con, ngay trong buổi thi đầutiên, Nguyễn Trung Hiếu (quê Hải Dương) đã bị các bạn sinh viên tình nguyệnnhầm tưởng là em của một thí sinh dự thi và nhờ bảo vệ đưa ra khỏi trường. Thếnên, khi biết đây là một thí sinh dự thi vào trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nhiềungười đã không khỏi bất ngờ.
Bản thân bị khuyết tật bẩm sinh, khiến cơ thể chỉ mãi như một đứa trẻ tầm 7, 8tuổi, ngay từ những ngày đầu đi học, Hiếu đã rất mặc cảm với mọi người xungquanh và từng có ý định bỏ học. Thế nhưng, được sự động viên của gia đình,người thân, cộng thêm quyết tâm của bản thân, cậu lại cố gắng đến trường. Xemthêm dap an tieng anh daihoc 2014 tại 24h.com.vn nhé.
[center] [/center]
[center]Nhìn chỉ như một đứa trẻ nên Nguyễn Trung Hiếu đã lâm vào cảnh dở khócdở cười khi bị các sinh viên tình nguyện tưởng nhầm là em của thísinh.[/center]
Được biết năm nay, Hiếu đăng ký vào ngành Công nghệ Thông tin của trường ĐHCông nghệ TP.HCM. “Từ bé, em đã rất thần tượng anh Nguyễn Công Hùng (hiệp sĩCNTT Nguyễn Công Hùng – PV) và mong ước trở thành một người như anh ấy. Thếnên, ngoài việc học ở trường, em còn được ba mẹ mua cho bộ máy vi tính để cóthể vừa học, vừa tìm hiểu thông tin”.
Trải qua 3 môn thi, Hiếu cho biết mình chỉ hoàn thành được khoảng 50 – 60% đềbài. “Đề năm nay hơi khó, em cố gắng lắm nhưng kết quả cũng không được như mongmuốn. Nếu may mắn thì chắc cũng đủ điểm đậu, nếu không đậu thì sang năm em lạiđăng ký thi tiếp, đến khi nào hoàn thành được ước mơ của mình mới thôi”, Hiếuchia sẻ.
Một trường hợp tương tự là thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Như (quê Long An), dự thivào khoa Xã hội học - trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM. Bố củathí sinh này cho biết, từ khi sinh ra, bác sĩ đã xác định Như bị mắc bệnh lùntuyến yên khiến tay chân phát triển không lành lặn và chỉ cao khoảng 1,2m.Quỳnh Như cho biết, đợt này, Như đăng ký thi vào ngành Xã hội học với mong muốnsau khi ra trường có thể làm được những việc có ích, hỗ trợ cho các bạn cùngcảnh ngộ với mình. Xem thêmdap an mon toan khoib tại 24h.com.vn nhé.
[center] [/center]
[center]Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Như sau môn thi Hóa[/center]
Niềm đam mê môn Vật lý của một học sinh khiếm thị
Tại hội đồng thi trường ĐH Sư phạm TPHCM (An Dương Vương, quận 5) cũng có mộtthí sinh khá đặc biệt. Dù khiếm thị và được đặc cách tuyển thẳng nhưng NguyễnLê Gia Hỷ, học sinh lớp 12A9 trường THPT Nguyễn An Ninh (quận Tân Bình) vẫnquyết tâm thi vào ngành Sư phạm Vật lý vì niềm đam mê với các môn tự nhiên. Đểem có thể hoàn thành tốt kỳ thi của mình, Hội đồng thi trường ĐH Sư phạm đã bốtrí thí sinh này thi ngay trong phòng hội đồng với một giám thị vừa coi thi,vừa hỗ trợ.
“Ở môn thi Toán, em được một thầy giám thị đọc đề để chép lại trên giấy thi chữnổi (dành riêng cho người khiếm thị). Riêng 2 môn trắc nghiệm, các thầy ngồibên cạnh và đọc từng câu hỏi để em lựa chọn đáp án cho bài làm. Toán và Lý thìem làm tốt hơn. Sáng nay, môn Hóa hơi khó nên em làm bài không tốt lắm”.
Ông Nguyễn Hữu Long (bố Hỷ-PV) chia sẻ về căn bệnh của con trai mình: “Lúc Hỷđược khoảng 5 tuổi, trong một lần chạy nhảy thì không may bị té cầu thang. Từđó, mắt của em mờ dần và cuối cùng là không nhìn thấy gì nữa. Đi khám, bác sĩcho biết võng mạc của Hỷ mỏng hơn người bình thường, nên khi gặp va đập mạnhmắt rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực”. Xem thêmdap an de thi dai hockhoi c 2014 tại 24h.com.vn nhé.
[center] [/center]
[center]Cậu học trò đầy nghị lực Nguyễn Lê Gia Hỷ được bố đón về nhà sau kỳ thiĐH[/center]
Hỷ cho biết, mình chỉ còn khả năng phân biệt được sáng tối, hay những bóng mờmờ nếu như có ai đó tới gần. Mặc dù vậy, khiếm khuyết cơ thể chưa bao giờ ảnhhưởng đến cuộc sống của cậu học trò đầy nghị lực này. “Lúc đi học, ban đầu em cũng gặp một chút khókhăn trong việc đi lại, vui chơi cùng các bạn hay nghe thầy cô giảng bài, đặcbiệt là những bài có liên quan đến hình vẽ. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của nhàtrường, thầy cô, mọi chuyện cũng dần ổn định”. Nhờ những cố gắng không ngừng,trong suốt 3 năm phổ thông, Hỷ luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Mặc dù không nhìn thấy, nhưng cậu học trò đầy nghị lực này lại có một sở thíchrất “độc” đó là “đọc” tiểu thuyết. Để làm được điều này, Hỷ đã phải nhờ tớiphần mềm đọc sách chuyên dụng cho người khiếm thị. Trong các môn học phổ thông,cậu bạn đặc biệt mê môn Vật Lý, đây chính là lý do Hỷ quyết tâm thi vào ngànhSư phạm Vật lý năm nay.
“Khi biết em đăng ký dự thi ngành này, một số anh chị đi trước cũng đã khuyênbảo, cho rằng ngành học này không phù hợp lắm với điều kiện của em bởi đòi hỏiphải thực hành nhiều mà trong khi mắt em không nhìn thấy. Các thầy cô trongtrường cũng tư vấn cho em nên chọn vào học ngành Sư phạm Đặc biệt hoặc Sư phạmTâm lý của trường, thế nhưng em vẫn muốn thử xem khả năng của mình được tớiđâu, nếu không đậu thì mới xem xét xin tuyển thẳng vào các ngành họckhác", Hỷ tâm sự.
|
|