Can thiệp bằng laser (PLDD) là một khâu then chốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm, nhưng chưa đủ, bệnh nhân cần giữ vai trò chủ động để có kết quả điều trị tốt nhất với trường hợp của mình. Bệnh nhân nên hiểu rằng điều trị thoát vị đĩa đệm là một quá trình lâu dài, nếu không muốn nói là suốt đời, trong đó sự hợp tác giữa bệnh nhân và thầy thuốc đóng vai trò quyết định. Can thiệp bằng laser (PLDD) là một khâu then chốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm, nhưng chưa đủ, bệnh nhân cần giữ vai trò chủ động để có kết quả điều trị tốt nhất với trường hợp của mình.
Ưu điểm của PLDD Đĩa đệm là một cơ cấu hoạt động, chịu tải nặng nhất trong một cơ thể sống. PLDD là một trong só ít kỹ thuật có thể điều trị thoát vị mà vẫn bảo tồn được cấu trúc cột sống và giữ nguyên chức năng sinh lý của đĩa đệm. Vì vậy, can thiệp PLDD không mang tính phá hủy, loại bỏ, mà là điều chỉnh tổ chức bệnh lý. Bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng đĩa đệm và tránh gây bị thoát vị trở lại.
Quan trọng nhất, bệnh nhân phải tin tưởng vào thầy thuốc và kỹ thuật
Trước khi quyết định điều trị, bệnh nhân nên tìm hiễu kỹ về phương thức điều trị mà mình sắp trải qua, so sánh ưu nhược điểm của nó với các phương thức khác. Nhưng khi đã điều trị thì phải có lòng tin tưởng. Vì mọi quá trình điều chỉnh đều cần thời gian để ổn định nên lòng tin tưởng sẽ giúp bệnh nhân lạc quan vượt qua thời kỳ này.
Sau khi can thiệp, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong thời gian nhiều tháng. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể được điều trị bổ sung bằng thuốc, vật lý trị liệu và một số phương thức khác như thể dục, thư giãn, v.v. Sự tuân thủ các chỉ dẫn của bác sỹ giúp quá trình hồi phục được được diễn ra tốt nhất.
Như đã nói ở trên, kỹ thuật PLDD chỉ điều chỉnh lại áp suất trong đĩa đệm, nên bảo tồn nguyên vẹn cấu trúc và chức năng của nó. Vì vậy, việc ngăn ngừa các tác nhân có thể tiếp tục gây thoát vị là một điều thiết yếu. Sự thay đổi lối sống, cách thức làm việc, loại bỏ các thói quen có hại giúp giữ đĩa đệm không bị thoát vị lại. Đôi khi kết quả điều trị quá tốt cũng làm cho bệnh nhân chủ quan, không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa mà theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Chúng tôi đã gặp bệnh nhân đi thi đấu tennis sau khi can thiệp chỉ 3 ngày ở đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy rất phấn khởi là sau đó, chị hòan toàn không bị đau, nhưng chúng tôi không khuyến khích những hành động tương tự.
Ngoài ra, các triệu chứng đau cột sống không chỉ xuất phát từ thoát vị đĩa đệm mà còn có thể do các nguyên nhân khác như thoái hóa, di chứng chấn thương, trượt cột sống, hẹp ống sống, v.v, nhiều khi đòi hỏi sự phối hợp nhiều phương thức điều trị khác nhau. Có nguyên nhân có thể loại bỏ được hoàn toàn bằng PLDD, có nguyên nhân thì không. Vì vậy, nhiều khi sau can thiệp PLDD, bệnh nhân vẫn còn có thể có một số triệu chứng lâm sàng ở một mức độ nào đó, đòi hỏi điều trị thêm bằng các phương thức khác. Thậm chí, đôi khi bệnh nhân phải sống chung với các triệu chứng còn lại này. Lời khuyên của chúng tôi là ngay khi xuất hiện và cảm nhận được triệu chứng đau, bệnh nhân nên chủ động liên hệ với bác sĩ để chúng tôi kịp thời theo dõi.
|