Thời gian đăng: 6/4/2016 15:51:30
Mất ngủ là một trong những căn bệnh phổ biến và rất hay gặp ở mọi người. Hầu như ai cũng sẽ và đều trải qua bệnh này nhiều lần trong đời. Đặc biệt là càng về già thì bệnh mất ngủ càng kho chữa. Vậy triệu chứng mất ngủ về đêm thường có những biểu hiện nào. Bệnh mất ngủ rất dễ dàng nhận biết và bệnh thường có biểu hiện như chằn chọc quá giấc không ngủ được, nằm người mệt muốn ngủ, nhưng vẫn không ngủ được. Người bị bệnh mất ngủ cứ nằm chằn chọc và thường kéo dài đến 1-2 giờ sáng mới bắt đầu vào giấc ngủ. Tuy nhiên lúc này giấc ngủ sẽ không được sâu. Thường chập chờn, mê sảng đôi lúc thức dậy, có cảm giác mình chưa được ngủ.
Bệnh mất ngủ thường có liên quan đến một số bệnh về tuổi già như đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau bụng. Tâm lý căng thẳng của tuổi già khiến bệnh nặng thêm và hay tái phát. Vậy cần phải tìm hiểu nguyên nhân để biết cách phòng tránh.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mời bạn đọc thêm: Một số nguyen nhan gay mat ngu phổ biến
Bệnh mất ngủ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của con người. thiếu ngủ thường làm cho người bệnh sáng dậy cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, không muốn dậy, mắt thâm quầng, không muốn làm việc. Khiến cho công việc bị đảo lộn. Đôi lúc còn hay cáu gắt khiến cho cuộc sống, Vậy làm thế nào để điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn mẹo chữa bệnh mất ngủ trong dân gian khá là hiệu quả, được ông cha ta sử dụng rất nhiều, được lưu truyền đến ngày nay. Hãy cùng xem mẹo đó là gì nhé
Để điều trị bệnh mất ngủ đạt hiệu quả cao ngoài việc dùng thuốc, sử dụng một số loại thực phẩm chức năng. Thì bạn cũng nên cân bằng lại chế độ sinh hoạt của chính mình. Tránh cách chất gây kích thích, ảnh hưởng đến giấc ngủ như rượu bia, thuốc lá. Đặc biệt là café. Café bạn nên uống trước 8 tiếng trước khi đi ngủ để có một sức khỏe tốt
Cách chữa bệnh mất ngủ bằng cây Vông nem.
Cây vông nem hay còn gọi là cây vông là một trong những loại cây cao to, thường được trồng rất nhiều ở miền quê bắc bộ xưa kia. Thân cây của cây lá vông to, có nhiều gai, bề mặt có màu trắng sữa nên được dùng làm hàng rào bảo vệ nhà, làm cổng. Còn theo đông y lá của cây vông nem có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh mất ngủ. Lá cây vông nem có tính bình, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, gây ngủ và hạ nhiệt rất tốt.
Xưa kia những người già thường xuyên bị mất ngủ thường hay lấy lá vông nem để trị chứng mất ngủ, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt . Dùng lá vông nem để sắc, làm ray ăn chữa mất ngủ rất tốt.
Mẹo chữa mất ngủ bằng cây vông nem
- Lá vông nem bạn có thể luộc hoặc thái nhỏ nấu canh ăn hằng ngày, có thể dùng với lá dâu non, hoặc hoa thiên lý để cho món canh thêm thơm ngon hơn
- Vào mùa hè lá vông có rất nhiều tuy nhiên vào mùa thu và mùa đông lá thường bị dụng hết chỉ còn lại cành. Nên nếu bạn muốn có lá vông để điều trị bệnh mất ngủ vào mùa đông thì bạn nên lấy lá vông sau đó đem phơi khô và lưu trữ đến mùa đông.
- Cách dùng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy lá vông khô, thái nhỏ, rửa sạch cho vào nước sôi hãm như chè, uống trước khi đi ngủ
- Lá vông nem phơi khô 100g, thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 10-20ml vào buổi tối trước khi ngủ. Dùng 5-7 ngày.
- Lá vông nem 16g, táo nhân 10g (sao đen), tâm sen 5g (sao thơm). Tất cả trộn đều, vò vụn, hãm với 1 lít nước sôi. Để nguội thêm hoa nhài tươi (2-3 bông), chia uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
- Lá vông nem 130g, lạc tiên 150g, tâm sen 2,2g, lá dâu 10g, đường 90g. Tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Ngày dùng 2 - 4 thìa cà phê, uống trước khi ngủ.
Canh cá riếc nấu lá vông hoa thiên lý
Chuẩn bị, lá vông 300g, hoa thiên lý 50g, gia vị.
Cách làm: Lá vông bạn thái nhỏ để nấu canh, cá riếc luộc lọc lấy thịt, hoa thiên lý, gia vị, nước. Đem lên nấu canh và ăn liên tục trong vòng 5 ngày. Bạn sẽ thấy bất ngờ
Trên đó là những biện pháp điều trị bệnh mất ngủ về đêm hiệu quả được lưu truyền trong dân gian mà bạn có thể làm tại nhà vô cùng hiệu quả. Việc điều trị bệnh mất ngủ cần được làm ngay và nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của mình để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra những bệnh lý khác không mong muốn.
Đọc thêm: tác hại của thiếu ngủ
Chúc bạn có một sức khỏe tốt.
|
|