Thời gian đăng: 18/8/2016 14:56:06
Bệnh trĩ là gì ?
Bệnh trĩ là một trong những hiện tượng bệnh lý do tĩnh mạch ở hậu môn hình thành nên, do một tác nhân, tác động nào đó khiến cho tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị dãn, phì ra một cách quá mức dẫn đến việc ứ máu làm cho lưu thông máu ở phần dưới hậu môn bị ngưng trệ. Lâu dần sẽ tạo thành các búi trĩ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bị bệnh, và thường xảy ra ở những người thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng nhiều.
Trẻ em có bị mắc bệnh trĩ không ?
Nhiều người luôn lầm tưởng hoặc có những suy nghĩ chỉ có người lớn mới mắc căn bệnh này, tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều trẻ em đang bị mắc căn bệnh này nguyen nhan bi benh tri ở trẻ em được cho là do yếu tố di truyền về tĩnh mạch, táo bón, hoặc rửa hậu môn không sạch. Việc ngồi quá lâu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bị bệnh.
Để giúp bạn hiểu hơn về bệnh trĩ ở trẻ em, tại sao và nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chúng tôi sẽ giải thích để bạn có thể tìm hiểu về bệnh trĩ và có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh cũng như cách phòng bệnh khi trẻ bị bệnh.
Khi trẻ còn nhỏ chức năng của hậu môn vẫn còn hạn chế việc đóng mở hậu môn vẫn chưa được thông suốt dẫn đến tình trạng hậu môn không tự động co lại chính vì vậy mà trực tràng khi rớt xuống khó có thể co lại được như lúc ban đầu hiện tượng này còn gọi là bệnh trĩ tuy nhiên nó mới ở mức độ nhẹ, nhưng nếu để lâu dần sẽ dẫn đến nặng và nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu
Vì vậy các bậc cha mẹ nên tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và có thói quen đi đại tiện từ nhỏ đùng giờ và tránh táo bón và ngồi lâu.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu ở trẻ là do táo bón và chế độ ăn sinh hoạt, khi trẻ bị táo bón phân sẽ cứng và rất khó để đẩy phân ra bên ngoài, nếu cố gắng thường phải dặn gây áp lực rất lớn đến các tĩnh mạch nhỏ li ti ở vùng hậu môn khiến cho nó bị sưng nên hoặc dãn ra lâu dần gây lên bệnh trĩ.
Khi trẻ bị bệnh trĩ cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ, không nên ngồi trong bô quá lâu, đồng thời tăng cường rau xanh, hoa củ quả, các loại thực phẩm chứa nhiều chất sơ, uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày và nên vệ sinh hậu môn cho bé bằng nước ấm khi đi đại tiện xong.
Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị trĩ nên ăn gì
Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại.
Điều trị bước đầu
Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.
- Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.
- Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.
Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.
Nếu không biết hoặc chưa đủ tự tin trước các phán đoán của mình bạn nên đưa trẻ đến các phòng khám trĩ hoặc các bệnh viện để các bác sĩ có thể chuẩn đoán và đưa ra kết luận xem trẻ bị bệnh gì ? |
|