Thời gian đăng: 25/9/2016 01:58:42
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng đối với việc quản lý bệnh tiểu đường type 1, mục tiêu là cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết của cơ thể trong khi lượng carbohydrat, đường, muối natri lại phải hết sức hạn chế. Sẽ rất khó để có một thực đơn chuẩn cho tất cả những ai mắc bệnh tiểu đường, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, khả năng hấp thu và đáp ứng của từng cơ thể với những loại thực phẩm khác nhau.
Tuy nhiên, với những thông tin trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết cách để tự xây dựng một thực đơn chuẩn cho chính bản thân mình.
Tại sao bệnh tiểu đường kiêng gì?
Nếu không có một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và điều trị bằng insuliin thì người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 như: bệnh võng mạc mắt gây suy giảm thị lực; xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ; suy thận và tổn thương thần kinh, lở loét do nhiễm trùng da và có thể dẫn đến hoại tử chi. Nhưng thực tế, cuộc sống bận rộn, khiến cho nhiều người bệnh đã lựa chọn các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Tuy nhiên những loại thực phẩm đó sẽ không tốt bởi chúng chứa quá nhiều chất béo, đường và muối, có thể khiến đường huyết tăng cao và gây khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh tim mạch.
Chính vì vậy, có một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng về bệnh tật, tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cần lưu ý gì khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường?
Cũng giống như trong điều trị, sẽ không có một chế độ ăn chuẩn riêng cho bệnh tiểu đường. Do đó, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng của bạn để xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của mình. Theo chuyên gia y tế, giới hạn của lượng đường trong máu vào ban ngày trong khoảng 70-130mg/dL (4-7.2 mmol/l). Hai giờ sau khi ăn, lượng đường không được cao hơn 180mg/dL (10 mmol/l).
Bí quyết để có một chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường type 1 là tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất; cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo, đường, carbohydrate.
Tháp dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường
Carbohydrates (carb): bao gồm tinh bột, đường, chất xơ, nó có thể có trong các loại đậu, rau củ, các loại nước ép trái cây, bánh mì. Carbohydrat được chuyển hóa thành đường trong hệ tiêu hóa và sau đó được hấp thu vào máu, làm tăng lượng đường huyết khoảng 1 giờ sau khi ăn. Do vậy, cần hạn chế yếu tố này nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1.
- 1 gram carbohydrate (carb) cung cấp 4 calo, do đó, lượng carb nên bổ sung khoảng 45-65% lượng calo mỗi ngày và không nên dưới 130 gram/ngày.
- Các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan) tốt cho người tiểu đường. Bạn nên dùng tối thiểu 20-35 gram chất xơ mỗi ngày, nên chọn trái cây tươi thuộc họ có múi như cam, quýt, bưởi, hoặc các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân… Nên dùng gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen.. thay cho gạo trắng. Một số loại củ chứa hàm lượng tinh bột và đường tự nhiên khá cao, chẳng hạn như khoai tây, ngô... Bạn nên hạn chế ăn, hoặc lựa chọn loại rau củ khác có ít tinh bột nhưng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ như: các loại rau lá xanh đậu (đậu phộng, đậu lăng, đậu Hà Lan), măng tây, củ cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, hành, giá đỗ, cà chua.
- Cần hạn chế sử dụng loại Carb đơn giản hoặc các loại đường sucrose có trong mía, mật ong, sữa ngô; frutose trong trái cây như táo, nho có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng sau khi ăn.
|
|