Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể chuẩn đoán được gần 40% số bệnh nhân đang mắc đái tháo đường. Do vậy, lời khuyên của bác sĩ tất cả mọi người trên 40 tuổi nên thử đường máu 3 năm/lần. Đấy là cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Các bạn có thể đến các bệnh viện và các trung tâm y tế để thử máu.
Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm đông đảo số bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
Ở Việt Nam, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường type2 là 60 tuổi. Căn nguyên của bệnh hiện nay chưa được biết một cách thấu đáo, có thể là do lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhanh: Ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu bia, giảm vận động thể lực, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống (hay còn gọi là căng thẳng). Cách đây 10 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội chỉ khoảng 1% số người trên 15 tuổi. Nhưng nay, tỷ lệ này đã tăng với 4 – 5%.
Dự báo trong tương lai số người mắc bệnh đái tháo đường còn tiếp tục gia tăng khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Ví dụ hiện nay ở Singapore, số người mắc bệnh tiểu đường đã chiếm 12% dân số.
Ai dễ mắc bệnh tiểu đường type 2? Dưới đây là những đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao:
– Tuổi > 45
– Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
– Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường type cao
– Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
– Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
– Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
– Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
– Tăng triglyceride (mỡ) máu.
– Chế độ ăn nhiều chất béo.
– Uống nhiều rượu
– Ngồi nhiều
– Béo phì hoặc thừa cân.
|