Cách chọn đồ chơi trẻ em giúp bé phát triển trong giai đoạn 1-3 tuổi Những khối đồ chơi lego xếp hình, bóng và cốc xếp chồng hay đồ chơi nấu ăn chính là những đồ chơi trẻ em kích thích tốt nhất sự phát triển trí thông minh của trẻ từ 1 – 3 tuổi. 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên lơ là trong việc chọn lựa đồ chơi trẻ em sao cho con nhỏ có thể phát triển toàn diện nhất. 1. Các trò chơi với hình khối Chơi với các hình khối sẽ kích thích nhiều kỹ năng khác nhau của bé: kết hợp tay -mắt, học các khái niệm hình dạng, khái niệm trong - ngoài… Vậy cha mẹ nên bắt đầu cho bé chơi với các loại hình khối nào? Mẹ có thể chọn mua các đồ chơi gỗ với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, quan trọng là kích thước phải vừa tay để bé dễ dàng cầm được. Nên bắt đầu bằng các hình đơn giản như tròn, vuông, tam giác,... là tốt nhất. Khi bé lớn hơn thì có thể chọn nhừng bộ đồ chơi lego cho trẻ. Khi bé đã bắt đầu nhận biết được các hình dạng của đồ chơi, bạn có thể cho bé chơi trò phân loại hình: xếp đúng hình vuông vào ô hình vuông, đúng hình tròn vào ô hình tròn... Bằng cách này, bé sẽ học được khái niệm nguyên nhân – kết quả khi cho hình đúng vào ô tương ứng, hình sẽ lọt xuống dưới. Mẹ cũng có thể kết hợp vừa chơi chung, vừa nói chuyện để bé biết được tên của các khối hình cũng như màu sắc của chúng. Đối với các bé trên 2 tuổi, mẹ có thể cho bé chơi với các hình phức tạp hơn như hình ovan, hình bát giác. 2. Cưỡi xe đồ chơi, thú đồ chơi Trẻ rất thích được tự đi chơi để chứng tỏ tính độc lập của mình. Cưỡi trên xe đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, thăng bằng và phối hợp. Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ sau này. Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi chưa thể đạp xe, vì vậy trẻ thích chơi các đồ chơi với động cơ. Những đồ chơi giống thật như xe cảnh sát, xe cứu hỏa không những làm trẻ hứng thú mà còn kích thích trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, nhập vai vào nhân vật. Khi trẻ gần lên 3 là lúc đã có đủ kĩ năng phối hợp tay - chân - mắt để có thể tập đạp xe, lúc này mẹ có thể đầu tư cho bé chiếc xe đạp 3 bánh rồi đấy. 3. Bóng Bóng là món đồ chơi tuyệt vời, không chỉ giúp bé tập thể dục mà sau mỗi lần chơi, bé sẽ ăn ngon và nhiều hơn nữa. Khoảng 2 tuổi, bé có thể chơi rất nhiều trò với bóng: ném, đá, chạy theo bóng. Khi bé đã chơi quen, bạn có thể vạch ra một cái gôn nho nhỏ và hướng dẫn bé đá bóng vào gôn. Bằng cách này, bé rèn khả năng kết hợp tay - chân - mắt rất hiệu quả. Ban đầu mẹ có thể làm chiếc gôn to một chút để bé không buồn khi chưa đưa được bóng vào gôn nhé. 4. Thú bông, búp bê, đồ chơi nấu ăn Mong muốn bé phát triển các kỹ năng về giao tiếp xã hội ngay từ khi con nhỏ là điều mà các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Thú bông, búp bê là những “thành viên” giúp đỡ tuyệt với nhất trong vấn đề này. Thông qua thú bông, bạn có thể dạy bé hành động nào là đúng, hành động nào là tốt. Ví dụ như mẹ có thể nói “em Cún cảm ơn bạn Ti vì đã cho Cún ăn bánh chung” hay “em Mèo đang buồn, con hãy đội mũ cho em để em vui lên nhé”. Không chỉ tăng kỹ năng về xã hội, bé còn được kích thích trí tưởng tượng khi tham gia các trò chơi với thú bông nữa. Lần tới khi bé chơi một mình, nếu để ý, bạn có thể nghe thấy bé nói chuyện với thú bông bằng những câu nói mà bạn đã dạy cho bé đó. Các loại đồ chơi đồ chơi nấu ăn không chỉ có tác dụng giúp bé giải trí, mà còn giúp các bé tha hồ có cơ hội khám phá và sáng tạo mà không sợ gây nguy hiểm như khi dùng đồ thật.mà còn có khả năng khơi dậy, khuyến khích niềm đam mê cho công việc nấu nướng ở trẻ. Đây chắc chắn cũng sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời để trau dồi cho bé nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, là cơ hội để bé và mọi người xung quanh xích lại gần nhau hơn. Khi chơi chung cùng bạn bè, bố mẹ bé cũng có điều kiện để học thêm những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất để làm hành trang cho bé bước vào cuộc sống đời thực. Thêm vào đó, trong quá trình chơi đồ chơi nấu ăn cũng giúp bé phát huy hết được khả năng sáng tạo cùng trí tưởng tương phong phú, đa dạng của bản thân để có những ý tưởng độc đáo, sáng tạo nhiều món ăn. Từ đó hình thành khả năng luôn luôn học hỏi, luôn luôn sáng tạo để rèn luyện nên đôi tay trở nên khéo léo, linh hoạt và bộ não được mở mang tri thức hơn. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường không chỉ có các loại đồ chơitrẻ em của các nhà sản xuất tại Việt Nam mà còn có rất nhiều bộ đồ chơi được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Đặc điểm nổi bật của những bộ đồ chơi không những có chất liệu an toàn cho bé mà mỗi đồ chơi còn có các món ăn truyền thống, đặc trưng cho từng đất nước. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc mở mang kiến thức về văn hóa của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, tăng cường khả năng tư duy logic, rèn luyện trí nhớ của bé.
|