Thời gian đăng: 28/12/2016 11:14:40
Ở bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể gặp phải bệnh viêm màng não mủ,bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong bất cứ lúc nào nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh viêm màng não ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cơ thể trẻ mà còn để lại nhiều biến chứng, di chứng vô cùng nặng nề. Có rất nhiều cách phát hiện bệnh viêm màng não mủ mà có thể dễ dàng nhận thấy được. Vậy các cach phat hien benh viem mang nao mu là gì? Làm sao để nhận biết được những dấu hiệu của bệnh viêm màng não mủ và cách điều trị bệnh viêm màng não mủ phù hợp và an toàn hiệu quả nhất?
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ
- Để có thể phát hiện được các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ thì trước tiên cần có kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm màng nào mủ.
- Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu gây ra, chủ yếu thường gặp ở trẻ em. Bệnh phát triển do sự phát triển của viêm mủ quanh màng não mà vi trùng có thể xâm nhập qua đường máu từ ổ nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở màng não vùng vòm sọ.
Cách phát hiện bệnh viêm màng não qua biểu hiện và triệu chứng của bệnh
Cách phát hiện bệnh viêm màng não qua biểu hiện của bệnh:
- Thể hiện đường hô hấp trên (mũi, họng) : Phát hiện bệnh qua các biểu hiện như sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đau đầu , sổ nước mũi , rát họng. Hiện tượng sốt kéo dài từ 5- 7 ngày. Chuẩn đoán amidal, niêm mạc mũi xung huyết, vòm hầu , phù nề mạnh. Bệnh nhẹ chỉ kéo dài 5-7 ngày , nếu như phát hiện ra bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ rất nhanh khỏi.
- Thể nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát.
- Đối với thể nhiễm khuẩn huyết đơn thuần: Biểu hiện sẽ là sốt 40-41 độ C , sốt liên tục, lì bì kèm theo các hiện tượng rét run , mỏi khắp cơ thể , đau đầu, sau sốt là tình trạng xuất huyết ngoại ban.
- Thể nhiễm khuẩn huyết kịch phát do não mô cầu, có các biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết và sốc do nhiễm độc tố của vi khuẩn não mô cầu như tụt huyết áp, nhỏ khó bắt , nhiệt độ thấp, mạch nhanh.
- Thể viêm màng não đơn thuần , điển hình : Cách nhận biết bệnh viêm màng não qua các biểu hiện viêm mũi , họng hoặc thể nhiễm khuẩn xảy ra gồm có 2 hội chứng điển hình sau đây :
- Hội chứng nhiễm khuẩn , nhiễm độc: Sốt cao đột ngột và liên tục 39-40 độ C , sốt kiểu 2 pha , mệt mỏi và đau đầu vật vã.
- Hội chứng màng não: Xuất hiện sớm và đầy đủ tất cả các triệu chứng như: mệt mỏi, đau đầu dữ dội, rối loạn tiêu hóa.
Phòng bệnh viêm màng não mủ
Phòng bệnh viêm màng não mủ bằng cách tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ lúc trẻ được 2-3 tháng tuổi.
- Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi thì tiêm 3 liều và mỗi liều cách nhau 1 tháng. Khi bé được 18 tháng tuổi thì tiến hành tiêm nhắc lại.
- Đối với trẻ từ 7-11 tháng thì thực hiện tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng. Tiến hành tiêm nhắc lại khi bé được 18 tháng tuổi.
- Đối với trẻ 12-14 tháng thì thực hiện tiêm 1 liều lúc bé được 18 tháng tuổi.
- Đối với trẻ từ 15-59 tháng thì thực hiện tiêm 1 liều duy nhất.
Lời kết
Cách phát hiện bệnh viêm màng não mủ giúp cho bạn có thể điều trị và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. Để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này bạn cần thực hiện vệ sinh họng và miệng hàng ngày.
Cần có ý thức phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và bảo vệ sức khỏe cho những người mình yêu thương. Tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh vì vi khuẩn có thể lây qua khi nói chuyện hoặc hành động nhỏ như hắt hơi, ho , nói bắn nước bọt ra không khí của người bệnh. Tiêm vac xin phòng bệnh cho trẻ dưới 36 tháng để gây miễn dịch chủ động.
Bạn có thể tham khảo thêm các bệnh truyền nhiễm khác tại: " benhtruyennhiem.org "
|
|