Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 6/3/2017 16:15:51

Minh Anh là đơn vị chuyên nghiệp và lâu năm kinh nghiệm tư vấn lập dự án đầu tư .Thủ tục,quy trình lập dự án đầu tư là bước đầu để nhà đầu tư có thể thực hiện được ý định đầu tư của mình.Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc

Quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư


Quy trình,Thủ tục lập dự án đầu tư tại Việt Nam bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

A.  Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư theo các nộI dung sau:

1) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư

2) Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;

3) Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng

4) Lập dự án đầu tư

5) Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

B. Hoàn tất dự án theo các nội dung chính như sau:

1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

a) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

b) Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

c) Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).

d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng. e) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

f) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.

g) Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.

h) Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nêu có).

i) Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi

a) Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

b) Lựa chọn hình thức đầu tư.

c) Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).

d) Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).

e) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).

f) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).

g) Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.

h) Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư). i) Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.

j) Phân tích hiệu quả đầu tư.

k) Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).

l) Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.

m) Xác định chủ đầu tư.

n) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi. Thời gian lập dự án đầu tư nhóm C không quá 3 tháng Thời gian lập dự án đầu tư nhóm B không quá 9 tháng

C. Hồ sơ xin trình duyệt dự án đầu tư

1 – ĐốI vớI các dự án đầu tư sửa chữa nhưng không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư để mua thiết bị:

– Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

– Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

2. – Đối với các dự án có đầu tư xây dựng mới

– Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

– Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

– Ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc .

3 – Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự ánh đầu tư đã được duyệt: – Tờ trình xin xét duyệt lại dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư. – Bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh

**Lưu Ý: Số lượng hồ sơ:

– 3 bộ cho Các dự án nhóm C:

05 bộ – cho Các dự án nhóm B :

07 bộ   – cho Các dự án nhóm A :



Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 15/11/2024 11:00 , Processed in 0.114727 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên