Thời gian đăng: 15/4/2017 10:15:58
4 định kiến sai lầm khiến người lớn tuổi “Ngại” Tiếng Anh
Xem thêm:
những câu tiếng anh hay về tình bạn
tiếng anh giao tiếp thông dụng
bai hat tieng anh hay
1. “Tôi đã quá già để học một ngôn ngữ mới”
Nhiều người lớn tuổi tự giới hạn khả năng của bản thân bằng lí do “Tôi đã quá tuổi để học tiếng Anh”, hoặc “Già rồi nên tiếp thu chậm mà lại mau quên”.
Có một câu nói của nhà văn nổi tiếng George Eliot là “Không bao giờ quá muộn để trở thành người bạn muốn trở thành”. Một trung tâm học tiếng Anh dành riêng cho người lớn tại TP. HCM có tới 30% học viên trên 35 tuổi, trong số đó có cả những học viên trên 70 tuổi vẫn hàng ngày tích cực trau dồi tiếng Anh vì một lí do đơn giản là “Mình học để làm gương cho con cháu. Học không bao giờ là quá muộn”. Khoa học cũng chứng minh rằng việc học một ngôn ngữ mới giúp ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ sớm ở người lớn tuổi để luôn giữ cho mình một tinh thần vui vẻ, trí tuệ minh mẫn.
2. Thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh
Thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan như “công việc trước giờ không cần đến tiếng Anh nên ngoại ngữ dần bị mai một”, “quá bận rộn nên không có thời gian đi học”, “do nhà trường không dạy kĩ năng nghe nói nên giờ tôi không thể giao tiếp tiếng Anh” vô tình là nguyên nhân kìm hãm quyết tâm cải thiện trình độ ngoại ngữ của mỗi người. Quan trọng nhất là bạn phải tìm cho mình được một phương pháp học phù hợp: linh động, không gò bó về thời gian mà vẫn tập trung phát triển kĩ năng giao tiếp một cách hiệu quả.
3. “Sợ xấu hổ, nói sai, người nghe không hiểu”
Chính căn bệnh “ngại nói” này khiến nhiều người lớn tuy đã theo học ở rất nhiều nơi nhưng đều phải bỏ ngang do lớp học quá đông mà học chung với nhiều người trẻ tiếp thu nhanh hơn, khiến họ tự ti vì “mình chưa nghĩ xong mà người khác đã xong”. Thay vì trốn vào “vỏ ốc”, người lớn tuổi cần tìm cho mình một môi trường học tiếng Anh khuyến khích khả năng thực hành giao tiếp với các học viên có cùng trình độ để không có cảm giác phải học đuổi theo những người học nhanh, hoặc phải chờ đợi những người học chậm.
4. Tâm lí “Để mai tính!”
Chúng ta luôn có thói quen giải quyết những việc gấp trước mắt và trì hoãn những việc quan trọng vì chưa gấp, vì thế đôi khi rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Cuộc sống luôn mang đến cho ta những cơ hội lớn vào những lúc chúng ta ít mong đợi nhất. Cách tốt nhất để chuẩn bị hành trang sẵn sàng là phân biệt giữa việc quan trọng và những việc ảnh hưởng tốt đến tương lai. Học thêm một kĩ năng mới, một ngoại ngữ mới nên được coi là một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí vì “lợi nhuận” thu lại sẽ là thành quả hưởng suốt đời.
|
|