Thời gian đăng: 28/4/2017 11:37:31
Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng nhai quan trọng nhất trong miệng. Răng hàm số 6 (tính từ vị trí thứ 6 từ răng cửa) là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất, mọc ngay từ khi trẻ 6 tuổi, do đó, chiếc răng này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều nhất.
Khi ăn uống, chúng ta sử dụng răng hàm để nhai, xé, nghiền để thức ăn được nhuyễn trước khi chuyển xuống dạ dày tiêu hóa. Nếu răng hàm bị sâu, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bé sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ.
Răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Răng hàm sữa cũng vậy. Nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Nếu nhổ răng hàm sữa mà chưa đến tuổi bé thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi của bé sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được. Nếu xảy ra tình trạng này, răng hàm mới mọc có thể sẽ mọc chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm
Răng hàm là răng cứng nhất trong bộ răng sữa của bé. Để phát hiện ra sâu răng hàm cũng rất khó, bởi vì nó nằm sâu ở trong, phải có những dụng cụ nha khoa thì mới có thể phát hiện được sâu ở răng hàm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng hàm ở trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do đồ ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng của bé.
Đồ ngọt luôn là đồ ăn ưa thích của trẻ em. Ngay cả đối với nhiều người lớn, họ cũng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của đồ ngọt. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể gây nên rất nhiều chứng bệnh. Ở trẻ em, đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng, trong đó có sâu răng hàm. Hầu hết bé ở lứa tuổi mới mọc răng thường được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thỏa thích. Họ cho rằng bé mới lớn cần được ăn uống thoải mái, răng sâu cũng không quan trọng vì chi là răng sữa, sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Đây là quan niệm sai lầm dẫn tới việc sâu răng ở trẻ trở nên phổ biến. Chất đường cũng rất quan trọng với trẻ. Nhưng đường có chứa trong các đồ ăn ngọt nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng. Các bậc cha mẹ không nên cho phép con em mình ăn quá nhiều đồ ngọt, nên bổ sung đường thông qua các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên như hoa quả, thay vì đường trong các loại đồ ăn chế biến sẵn. Sau khi ăn đồ ăn có đường xong nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước trắng sạch sẽ.
Thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm. Trẻ cần được chải răng thường xuyên, ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn. Cha mẹ và thầy, cô giáo cần hướng dẫn bé chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.
>http://chinhhamhomom.blogspot.com/2017/04/giai-oan-moc-rang-cua-tre-nho.html
>http://niengrangantoan.blogspot.com/2017/04/cach-cham-soc-tre-khi-moc-rang.html
|
|