Thời gian đăng: 15/8/2017 10:02:50
1. Không nổi gân xanh là không bị bệnh giãn tĩnh mạch chân
Có nhiều người vẫn thường hay lầm tưởng những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân phổ biến là: đau chân, nặng chân, rát chân, các vết gân xanh nổi lên nhiều ở chân chính là báo hiệu rằng bạn đã mắc giãn tĩnh mạch chân. Và ngược lại nếu như không có những triệu chứng như trên thì cũng đồng nghĩa rằng đôi chân của bạn vẫn đang khỏe mạnh và không hề mắc giãn tĩnh mạch chân.
2. Gân xanh càng nhiều bệnh càng nặng
Thường thì khi mắc giãn tĩnh mạch nông, các dấu gân xanh sẽ nổi lên và ngày một nhiều hơn, chính vì thế nó khiến cho người bệnh mang tâm lý hoang mang, sợ là bệnh đang nặng lên dần. Thế nhưng sự thật thì mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân lại không thể đánh giá qua các vết gân xanh nổi lên.
3. Chỉ cần điều trị giãn tĩnh mạch chân cho đến khi hết triệu chứng
Một điều mà các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân cần phải hiểu rõ rằng, giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mãn tính, chính vì vậy mà các giải pháp điều trị căn bệnh này sẽ không thể dứt điểm hoàn toàn. Quá trình phát triển của bệnh diễn tiến theo thời gian, do đó các phương pháp điều trị chỉ làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh xảy ra các biến chứng nặng nề, từ đó giúp người bệnh lấy lại dần khả năng sinh hoạt như bình thường và cải thiện cuộc sống của người bệnh.
>>>Xem thêm:6 vấn đề về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
4. Phẫu thuật, chích xơ, đốt laser...sẽ làm khỏi bệnh hoàn toàn
Những biện pháp điều trị như: phẫu thuật, chích xơ, đốt laser...có thể cải thiện tình trạng bên ngoài của bệnh và làm cho các vết gân xanh biến mất, giúp cải thiện vấn đề về thẩm mỹ. Nhưng như đã nói, giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mãn tính, thế nên bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm hoàn toàn bằng những phương pháp trên.
5. Không nên đi bộ khi bị giãn tĩnh mạch chân
Nhiều người vì các triệu chứng do bệnh gây ra như: đau chân, nặng chân, rát chân...mỗi khi di chuyển đi lại mà nghĩ rằng giãn tĩnh mạch chân cần kiêng cử và hạn chế việc đi lại để bệnh không nặng hơn. Đây chính là một trong những suy nghĩ rất sai lầm mà có không ít người mắc phải.
>>> Mách nhỏ:
Bệnh giãn mao mạch ở chân
6. Lạm dụng vớ ép y khoa
Vớ ép y khoa, giúp tạo một áp lực cao ở phần thấp của chi như vậy sẽ giảm được một phần nào máu tĩnh mạch ứ đọng ở phần chân.
|
|