Sơn công nghiệp là vật liệu không chỉ phục vụ cho lĩnh vực xây dựng mà nó còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Sơn công nghiệp được dùng để làm đẹp trang trí và bảo vệ bề mặt trong môi trường khắc nghiệp trong công nghiệp như: kim loại, sắt thép, tường nhà, bề mặt bê tông, tôn mái nhà… Nếu bạn đang chuẩn bị ứng dụng sơn công nghiệp để phục vụ cho cộc sống của mình thì hãy tham khảo những thông tin hữu ích được Thegioison.vn chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!
Phân loại sơn công nghiệp
Sơn công nghiệp có 2 loại chính là sơn sàn Epoxy và sơn Epoxy 2 thành phần cả 2 loại sơn này đều được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng.
Sơn công nghiệp cũng có nhiều dòng tương đương với ứng dụng cụ thể của chúng như: sơn cho nền, sơn dành cho sàn hay nhà xưởng, nhà kho của các công ty hay doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các loại sơn công nghiệp cũng được nghiên cứu và ứng dụng cụ thể để: sơn tàu biển, sơn xe ô tô, sơn chống rỉ, sơn chống cháy, sơn chịu nhiệt, sơn sân tenis, sơn chống axit…
Tương ướng với tên gọi của mình chính là tác dụng của các loại sơn, tuy các dòng sơn có công dụng khác nhau về cơ bản nhưng thành phần chung của các loại sơn công nghiệp vẫn bao gồm: chất kết dính, bột màu, phụ gia, chất độn và dung môi.
Các thành phần sơn cấu thành nên một sản phẩm sơn công nghiệp đóng vai trò và đảm nhiệm những chức trách đặc trưng cụ thể như sau:
- Chất kết dính hay còn được gọi là chất tạo màng: chất kết dính goups màu sơn bám chặt vào bề mặt cần sơn và theo đó tình trạng bong tróc lớp sơn sẽ không xảy ra trên bề mặt sản phẩm.
- Chất độn: chất này có tác dụng làm tăng độ cứng, độ bóng của màng sơn khi lên màu cùng với việc kiểm soát độ lắng, thời gian khô màu và thi công công trình…
Ngoài ra, sơn công nghiệp còn có màng dẻo, độ cứng và khả năng bám dính rất cao giúp chống lại sự tác động và mài mòn của tự nhiên và tác động của con người lên mặt phẳng đã sơn. Và nó có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như bê tông, xi măng, gỗ, kim loại và các loại vữa…
Ngoài ra, các bạn có thể dễ dàng phân loại các dòng sơn công nghiệp dựa trên một số tiêu chứ dưới đây:
- Bề mặt trên sắt thép:
+ Điều kiện trong nhà bình thường: Sử dụng Alkyd
+ Trong nhà tiếp xúc nước, hóa chất dầu mỡ: Epoxy hai thành phần
+ Điều kiện ngoài trời bình thường: Dùng sơn 1 thành phần Alkyd
+ Ngoài trời khắc nghiệt: Dùng lót epoxy có phủ sơn dầu Alkyd
- Sàn bê tông công nghiệp: Thường ở trong nhà. Hãy dùng sơn hai thành phần Epoxy để bảo vệ và chịu áp lưc tốt.
- Bề măt gỗ công nghiệp: Sử dụng sơn dầu PU bóng
Hướng dẫn cách pha sơn công nghiệp đạt chuẩn
Tùy vào mỗi loại sơn và mỗi nhà sản xuất, người ta thường khuyên nên pha theo tỷ lệ mà hãng sản xuất đưa ra và hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Thông thường các loại sơn công nghiệp thường được khuyến cáo pha sơn và dung môi theo tỷ lệ từ 5-10% thể tích. Chẳng hạn với thùng 17.5 lít có thể pha thêm dung môi tối đa lên đến 1,75 lít.
Về loại dung môi, tùy vào loại sơn bạn đang dùng, mà có dung môi pha sơn riêng. Sơn dầu Alkyd công nghiệp dùng xăng A92 hoăc dầu hỏa. Tuyệt đối không dùng dầu D0 cho xe tải. Riêng dòng Epoxy nên sử dụng dung môi riêng. Nhưng tốt nhất để có màng sơn đẹp nên sử dụng do nhà sản xuất sơn công nghiệp là gì
Lưu ý: Nên khuấy đều với dung môi để có màng sơn đồng đều màu. Nên dùng cây khuấy dài hơn thùng sơn và dẹp khoảng 10 cm. Không được để lớp sơn đống cục phía bên dưới.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc chọn lựa và sử dụng thì có thể liên hệ Thegioison.vn để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất.
|