Trái ngược với những trường học khang trang ở các thành phố, vùng xuôi, nhiều học sinh tại các điểm trường lẻ vùng cao ở Thanh Hoá năm học này vẫn phải học dưới những lán tranh tre, nứa lá khiến nhiều người xót xa.
Lớp học điểm lẻ tại khu Lót, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh.
Thiếu thốn đủ thứ
Vượt qua những cung đường sỏi đá với đầy ổ voi, độ dốc lớn, chúng tôi đã lên được điểm trường Pọong thuộc Trường mầm non Trung Tiến, xã Trung Tiến, huyện vùng cao Quan Sơn, Thanh Hóa. Tiếp chúng tôi, cô Vũ Thị Tuyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trung Tiến cho biết: “Điểm trường Pọong cách điểm trường chính khoảng 10km, do đặc thù địa bàn miền núi rộng, giao thông chưa thuận tiện, để tạo điều kiện cho con em đến trường tìm con chữ, ngành Giáo dục huyện nhà đã thành lập điểm trường Pọong. Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà trường và chính quyền xã đã vận động phụ huynh học sinh đưa các cháu đến trường đi học, đồng thời kêu gọi người dân địa phương chung tay dựng phòng học tạm, vận dụng những cây gỗ, luồng, tre, nứa để làm đồ chơi cho trẻ”.
>> Xem thêm: http://caodangyduoctaynguyen.net/van-bang-2-cao-dang-duoc-tay-nguyen/
Rời điểm trường Pọong, chúng tôi đến với Xa Mang - một điểm trường lẻ thuộc Trường Mầm non Sơn Điện, xã Sơn Điện. Tại điểm trường Xa Mang có 2 lớp học với 23 học sinh. Phòng học nơi đây được chính quyền cùng phụ huynh làm bằng tre, gỗ, mái lợp prôximăng. Đồ chơi cho các cháu cũng được người dân tận dụng những cây tre, tấm ván gỗ để “chế” thành như: Cầu bập bênh, cầu thang trượt... Cô Hà Thị Loan, giáo viên tại điểm trường Xa Mang cho biết: “Thiếu thốn về đồ chơi, trang thiết bị dạy và học thì các cô cùng với phụ huynh có thể vận dụng những đồ vật sẵn có để làm cho các con. Nhưng khó khăn là khu Xa Mang vẫn chưa có điện. Ngày nắng nóng không có quạt để làm mát lại còn bị hơi nóng ở ngoài hắt vào cộng với hơi nóng của tấm lợp prôximăng dẫn đến ngột ngạt, các con không thể học được. Ngày mưa trời tối, không thấy mặt chữ để dạy các con”.
Không chỉ huyện Quan Sơn, tại huyện miền núi Lang Chánh hầu hết các điểm trường lẻ cơ sở vật chất phòng học, trang thiết bị dạy học và các điều kiện thiết yếu khác cũng còn vô vàn những thiếu thốn, khó khăn. Tại điểm trường Năng Cát thuộc Trường tiểu học Trí Nang (xã Trí Nang) trước mắt chúng tôi là ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ. Có 2 phòng học được gia cố bằng các loại gỗ và lợp bằng lá cọ. Tại đây có 5 lớp với 61 học sinh, nhiều em phải vượt hàng chục cây số đường mòn, lội suối mới có thể đến trường.
Một số cán bộ được Đào Tạo văn bằng 2 Cao đẳng Dược học buổi tối cho biết, hai điểm trường khu Vịn và khu Cơn, xã Yên Thắng do chưa có điện lưới quốc gia, cuộc sống của người dân khó khăn. Những phòng học chủ yếu được lợp bằng lá kè, cọ, mùa mưa thì dột, mà mùa khô thì nắng tới đầu. Tại điểm lẻ bản Vịn, thuộc Trường tiểu học Yên Thắng I, theo quan sát của chúng tôi có 3 phòng học kiên cố dùng cho khối Tiểu học và Mầm non, có 2 phòng học được dựng tạm bằng gỗ, luồng, lợp lá cọ… Tại khu Cơn (thuộc Trường tiểu học Yên Thắng II) cũng không ngoại lệ. Điểm trường được lợp lên bằng lá kè, cọ đã mục nát; khu vui chơi cho trẻ được làm bằng những cây luồng ghép lại với nhau thô sơ...
Nhiều lớp tranh tre tạm bợ rơi vào cấp mầm non
Ông Lê Đình Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho biết: “Hiện huyện vùng cao Quan Sơn mới đáp ứng được 60 phòng học kiên cố là nhà cao tầng, mầm non vẫn còn 96 phòng tranh tre tạm bợ, tiểu học có 8 phòng tranh tre và gần 40 phòng học cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng…Vẫn còn 80 điểm trường lẻ, trong đó bậc học mầm non còn 41 điểm trường, bậc tiểu học còn 38 điểm trường. Đường xá đi lại khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học khiến cô và trò gặp rất nhiều khó khăn. Huyện Quan Sơn đang nỗ lực rà soát sắp xếp để hạn chế điểm trường lẻ song do bất cập về giao thông, về quy hoạch, lại thiếu kinh phí nên đến nay việc dồn điểm trường vẫn gặp không ít khó khăn”.
Theo ngành Giáo dục huyện Lang Chánh, mặc dù có những nỗ lực trong việc kiên cố hóa lớp học tại các điểm trường thuộc 2 bậc mầm non và tiểu học, đã giảm 10 điểm so với năm 2016. Đến nay toàn huyện vẫn còn 41 điểm trường lẻ với 12 phòng học tạm, không đảm bảo công tác dạy và học. Đối với bậc học mầm non cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng được hơn 50%, các công trình còn thiếu như khối phòng học, khối phòng hành chính quản trị, nhà bếp, nhà vệ sinh… Ngành giáo dục nơi đây cũng đã kêu gọi xã hội hoá song đến nay việc duy tu trường lớp, cải tạo môi trường học tập và vui chơi cho học sinh, giảm bớt thiệt thòi cho học sinh các điểm trường vẫn còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục.
Thí sinh có nguyện vong học ngành Dược nộp Hồ sơ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Tây Nguyên vui lòng gửi về địa chỉ: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chi nhánh Tây Nguyên: Số 300 Hà Huy Tập – Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk Tư vấn tuyển sinh: 02628551557-0906513555
|