Lấy cao răng bị ê buốt là hiện tượng thường gặp nhưng nếu ê buốt kéo dài lại gây hoang mang lo lắng cho nhiều người. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Có ảnh hưởng gì không và cách khắc phục như thế nào?1/ Nguyên nhân lấy cao răng bị ê buốt Lấy cao răng bị ê buốt là hiện tượng rất bình thường do việc lấy men răng tuy không làm hại đến răng thật nhưng có tác động ngoại lực bên ngoài men răng để làm mảng bám cao răng bong ra. Cảm giác ê buốt có thể xuất hiện trong và sau khi lấy cao răng nhưng thường chấm dứt sau vài giờ. Lấy cao răng bị ê buốt Nếu ê buốt kéo dài quá lâu thì răng bạn đã gặp phải một số vấn đề bất thường, có thể do những nguyên nhân sau: - Bản chất răng yếu, men răng mòn
Nếu bạn có nền răng vốn yếu, thiếu canxi, hay men răng bên ngoài bị mòn, ngà răng bị lộ... khi có kích thích bên ngoài sẽ tác động lên dây thần kinh cảm giác bên trong và gây nên cảm giác ê buốt. Khi bị viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng thì lấy cao răng chắc chắn sẽ gây chảy máu chân răng, ê buốt trong một vài giờ hoặc lâu hơn. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây cảm giác ê buốt sau khi lấy cao răng. - Do lấy cao răng không đúng cách
Nếu áp dụng các biện pháp lấy cao răng thủ công, khi thực hiện sẽ dùng dụng cụ nha khoa tác động một lực mạnh trực tiếp lên răng, khiến men răng tổn hại, gây ê buốt trong thời gian dài. Điều này dễ xảy ra ở những cơ sở nha khoa không uy tín, trang thiết bị không đảm bảo hoặc nha sỹ không có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, trước khi lấy cao răng không kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng, không đảm bảo an toàn.
2/ Lấy cao răng bị ê buốt phải làm sao?Răng sau khi mới lấy cao răng vốn đã nhạy cảm, khi bị ê buốt kéo dài càng cần sự chăm sóc đặc biệt, cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và thực đơn ăn uống hàng ngày: Thực hiện chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nồng độ flour thích hợp, sử dụng chỉ nha khoa. - Tránh ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng - Hạn chế đồ ăn cay, nhiều mảnh vụn - Nên ăn những đồ ăn mềm, loãng như cháo, ngũ cốc, nước ép trái cây... Cần chú ý thực đơn ăn uống khi lấy cao răng bị ê buốt - Mẹo làm giảm đau nhức răng
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau nhức tạm thời như ngậm nước muối ấm, ngậm nước trà gừng, bôi dầu vitamin E vào chân răng bị ê buốt, dùng thuốc xịt giảm đau... Tuy nhiên nếu tình trạng ê buốt lâu ngày không chấm dứt, hãy đến gặp nha sĩ để thăm khám cụ thể và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời vì rất có thể trong quá trình lấy cao răng, men răng của bạn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 3/ Công nghệ lấy cao răng an toànĐể tránh trường hợp lấy cao răng bị ê buốt, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để làm sạch cao răng. Với công nghệ tốt, kỹ thuật thực hiện chuẩn, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thì hiện tượng ê buốt và chảy máu chân răng sẽ được hạn chế tối đa. Công nghệ lấy cao răng siêu âm Công nghệ lấy cao răng siêu âm là giải pháp tốt nhất giúp loại bỏ những mảng bám cao răng và an toàn nhất cho bệnh nhân. Công nghệ mới này sử dụng mũi siêu âm tác dụng vào mảng bám, làm bong cao răng ra một cách dễ dàng mà hoàn toàn không xâm lấn nướu hay chân răng nên không gây cảm giác ê buốt cho bệnh nhân. Sự ra đời của lấy cao răng siêu âm là một bước tiến của nền nha khoa thế giới, khắc phục tất cả những hạn chế mà phương pháp truyền thống gặp phải, với những ưu điểm vượt trội: - Lấy cao răng triệt để, tận gốc - An toàn tuyệt đối - Kéo dài thời gian tái bám của cao răng.
|