Thời gian đăng: 25/9/2017 22:53:11
Phú Quốc điểm hút đầu tư nghỉ dưỡng
Chỉ máy biến tần những người sống lâu năm ở Phú Quốc mới biết rằng ở chân núi Bãi Xếp nằm về phía Nam đảo có một hang động thờ Phật, trên vách đá vẫn còn in rõ dấu khắc bản minh văn chữ Hán, do một nhà sư đến tu hành và dựng lên cách đây hơn 1.500 năm. Những người già trong vùng cũng kể rằng, đã có một thời Phú Quốc là thương cảng sầm uất, là điểm dừng chân của những thương thuyền chèo bằng sức người trên hải trình từ Bắc vào Nam, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại máy biến tần .
Nhưng Phú Quốc chỉ thực sự được đánh thức vào mùa thu năm 1708. Mạc Cửu – một người Hoa quê Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đã chạy sang hàng phục Chúa Nguyễn, khai khẩn vùng đất này, đặt vào trấn Hà Tiên. Cư dân của Phú Quốc lúc bấy giờ chủ yếu là người Việt, người Hoa gốc Hải Nam và một số ít người Cao Miên (Khmer) sinh sống bằng nghề khai thác tài nguyên biển đảo. Những sản vật quí giá hơn vàng ở đảo như ngọc trai, trầm hương, nhân sâm, hậu phát, đồn đột… đã thu hút cư dân tứ xứ đến khai hoang lập nghiệp trên đảo và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dần trở nên nhộn nhịp. Để phòng những cuộc tấn công bất ngờ của hải tặc, năm 1735 tổng trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tích lên thay cha (Mạc Cửu) đã ra tay trấn cướp và còn cho lập trên đỉnh núi Hòn Chảo (thuộc xã Gành Dầu ngày nay) một đàn trời rộng lớn làm nơi đốt lửa báo nguy cho Phương Thành (Hà Tiên) khi cần ứng cứu.
Nhiều người không khỏi thắc mắc, vì sao đảo Phú Quốc và nhiều đảo nhỏ hơn như Thổ Chu (còn gọi là Thổ Châu), đảo Hòn Thơm… vốn nằm khá xa đất liền lại có hàng chục địa danh “bãi ngự”. Điều có thể lý giải là vua Gia Long – Nguyễn Ánh trong thời gian bôn tẩu, đối đầu với nhà Tây Sơn đã ít nhất 4 lần phải dùng thuyền chèo chạy trốn ra đảo Phú Quốc. Lần đầu tiên là vào năm 1780, khi bị truy đuổi khắp nơi trong đất liền, Nguyễn Ánh cùng gia quyến, cận thần đã chạy ra Phú Quốc và lưu lại trong thời gian ngắn để tiếp thêm lương thực.
4 năm sau, bị dồn vào bước đường cùng, Nguyễn Ánh lại phải chạy ra Phú Quốc, rồi để vợ con lại đảo, trở lại Nam Kỳ đương đầu với Tây Sơn. Trước sự ca thán của nhân dân Phú Quốc về việc hải tặc lộng hành, năm 1795 Nguyễn Ánh thống lĩnh hạm đội hàng mấy chục chiến thuyền lần thứ tư ra đảo, diệt và bắt sống 80 tên, thu nhiều vũ khí, trong đó có cả súng đại bác. Khi lên ngôi vua (năm 1802) Nguyễn Ánh đã không quên Phú Quốc từng là nơi ẩn náu của mình, đã dùng uy quyền kêu gọi và tạo mọi sự dễ dàng cho dân cư ra đảo lập nghiệp. Đây là giai đoạn Phú Quốc phát triển cực thịnh. Tên gọi Bãi Ngự – những nơi vua Gia Long đã từng cặp thuyền, đổ quân trong thời gian đương đầu với quân Tây Sơn – ra đời trong giai đoạn này May bien tan.
|
|