Thời gian đăng: 13/11/2017 23:00:38
Chiều cao phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Song, đây không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa. Để phát triển chiều cao một cách toàn diện nhất, bạn cần phải hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Cụ thể, chúng ta hãy cùng khám phá bài viết sau đây nhé!
1. Thời kỳ mang thai
Trong khoảng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng khác nghiêm trong đến trọng lượng cũng như chiều cao của thai nhi. Chính vì thế, trong thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú người mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như : Đạm i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo không no để bé có thể phát triển toàn diện nhất khi lớn lên.
2. Yếu tố di truyền
Yếu tố chiều cao phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Để ước tính chiều cao của con cái bố mẹ có thể áp dụng công thức theo gen di truyền dưới đây:
Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2
Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2
Với công thức này các ông bố và bà mẹ cũng không nên quá lo lắng về chiều cao của con sau này. Bởi nếu biết cách cân bằng giữa các yếu tố khác, thì bé cũng có thể sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.
3. Yếu tố vận động
Sụn xương là yếu tố hình thành tạo nên chiều cao của bé. Chính vì thế, để xương phát triển khỏe mạnh thì tập thể dục thể thao là điều rất cần thiết. Mẹ nên khuyến kích bé vận động, tập thể dục thường xuyên vào các buổi sáng và tối. Đối với những bé nhỏ, mẹ nên dạy cho bé những động tác đơn giản để kích thích sự đàn hồi, co giãn và phát triển của hệ thống xương. Khi xương của con cứng cáp, mẹ mới tập cho con những môn thể thao vận động mạnh hơn như: Bơi lội, bóng rổ, nhảy dây….để giúp con phát triền toàn diện nhất.
Thường xuyên vận động có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển thể lực, đồng thời tăng cường phản xạ, dẻo dai và bền bỉ hơn. Do đó, cha mẹ nên khuyến kích và tạo điều kiện cho trẻ vận động ít nhất 1h/ ngày nhé.
4. Yếu tố giới tính
Mặt bằng chung cho thấy, con trai thường cao hơn con gái. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Đa số, chiều cao của các bạn gái thường phát triển ngay bước vào giai đoạn dậy thì, sau giai đoạn dậy thì sẽ chỉ cao thêm được 5,08 cm, sau đó sẽ đạt đến mức chiều cao tối ưu. Trong khi các bạn nam thì phải đến cuối giai đoạn dậy thì mới phát triển chiều cao. Họ có thêm khoảng thời gian 2 năm đế phát triển chiều cao. Đây chính là lý do, tại sao con trai thường cao hơn con gái.
5. Yếu tố dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ hạn chế chiều cao của trẻ trong tương lại. Nếu muốn xương của bé được chắc khỏe, mẹ đừng quên bổ sung vitamin D, kẽm, sắt, canxi trong khẩu phần hằng ngày của trẻ.
Mẹ không nên cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt mà quên đi những thực phẩm chính. Trẻ cần ăn đủ 4 yếu tố: Đạm, chất béo, rau và tinh bột. Hạn chế ăn tinh bột quá nhiều, sẽ khiến trẻ chỉ tăng cân mà không thể phát triển chiều cao.
6. Yếu tố mội trường xã hội
Môi trường xã hội ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển thể lực của trẻ. Đặc biệt là phát triền chiều cao. Trẻ dễ bị thấp còi và suy dinh dưỡng nếu sống trong điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, môi trường và vệ sinh không đảm bảo, thực phẩm không an toàn vệ sinh và chất lượng cuộc sống kém.
Xem thêm:
Cách giảm cân và tăng chiều cao
Thuốc tăng chiều cao có tốt không ?
|
|