Thời gian đăng: 29/11/2017 21:42:17
Khi đói có rất nhiều người có cảm giác đau ê ẩm vùng thượng vị. Vậy liệu đau thượng vị khi đói có phải là dấu hiệu bệnh đau dạ dày không? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Đau thượng vị khi đói có phải là dấu hiệu bệnh đau dạ dày không?
Đau vùng thượng vị là đau vùng trên rốn và dưới mũi ức. Đau thượng vị có khi là cấp tính, có khi là âm ỉ dưới nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tuần tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, không thể kết luận được có phải là bệnh dạ dày hay không.
– Đối với viêm dạ dày – tá tràng mạn tính hoặc loét dạ dày – tá tràng hoặc hẹp môn vị thì cơn đau thường âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm người bệnh hay cáu gắt.
– Đau vùng thượng vị có khi là một triệu chứng của một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện sớm đó là trường hợp thủng dạ dày hoặc viêm phúc mạc mặt. Thủng dạ dày sẽ có cơn đau như dao đâm, bụng cứng rắn như khúc gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng, vã mồ hôi, truỵ tim mạch.
Xem thêm: Gia thuoc chua viem dai trang man tinh
– Bệnh của gan (viêm gan, áp xe gan, u gan) hay bệnh của mật (sỏi, áp xe đường dẫn mật, túi mật) cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị. Áp xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau vùng thượng vị.
– Đau thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tuỵ tạng như viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ cấp chảy máu, hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ trong viêm tuỵ mạn tính, ung thư đầu tuỵ.
– Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây đau thượng vị kèm theo đầy hơi trướng bụng, đi ngoài nhiều lần. Vậy bạn cần địa chỉ chữa viêm đại tràng tốt nhất để thăm khám.
==> Để được chẩn đoán chính xác nhất thì bạn nên chú ý xem những biểu hiện khác của bệnh. Một số biểu hiện khác của bệnh đau dạ dày có thể kể đến là:
– Đau vùng thượng vị, đau hơn khi ấn vào
– Ợ chua, ợ hơi
– Buồn nôn hoặc nôn
– Chán ăn
– Đầy bụng, ăn không tiêu
– Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Một số biện pháp chuyên môn hay được dùng để xác định bệnh lý đau dạ dày như nội soi, chụp X-quang, xét nghiệm máu…
2. Khi bị đau thượng vị khi đói cần chú ý những gì?
– Người mới bị đau tốt nhất nên uống nước có vị ấm như: nước gừng, trà gừng, trà bạc hà… Nên ăn các món cháo, canh, súp nấu từ thịt, cá… hoặc rau củ quả đều cho thêm vị gừng, hành,… tăng thêm tính ôn ấm khử bớt hàn lạnh.
– Nên ăn vị bổ mát dễ tiêu như: bắp cải, khoai tây, bí đau, xà lách, súp lơ, bí xanh, rau má, bí đao, mộc nhĩ… uống nước bột sắn dây, nước mía, sinh tố trái cây tươi.
– Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng…
– Hạn chế uống café và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh.
– Bên cạnh chế độ ăn uống thích hợp bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress…
Như vậy, đau thượng vị khi đói tưởng chừng là đơn giản nhưng nếu chủ quan không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Bạn nên biết: viêm đại tràng và cách điều trị
Mọi thắc mắc của bạn vui lòng liên hệ: 0985.686.999 hoặc (04) 2268 0999 để được các bác sỹ Trường An Vị giải đáp chi tiết hoặc truy cập website: truonganvi.vn để được biết thêm chi tiết.
|
|