Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Tìm hiểu về hiệu quả thuốc chữa viêm loét dạ dày Ranitidine [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 18/1/2018 16:10:53
Thuốc chữa viêm loét dạ dày Ranitidine là tên thuốc mới mà rất nhiều bệnh nhân chưa biết tới. Vậy đây có phải là loại thuốc đem lại hiệu quả cao trong điều trị hay không. Công dụng và cách dùng, tác dụng phụ thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về loại thuốc này để quyết định xem chúng ta có nên dùng chúng không nhé.
Thuốc ranitidine là gì và công dụng của nó?


Bạn nên dùng thuốc ranitidine như thế nào?
Bạn nên uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn, thường dùng một hoặc hai lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc có thể được dùng 4 lần một ngày trong một vài trường hợp nhất định. Nếu bạn uống thuốc mỗi ngày một lần, dùng thuốc sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.

Liều lượng và thời gian điều trị được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị. Ở trẻ em, liều dùng cũng có thể dựa vào trọng lượng cơ thể. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Bạn có thể dùng các loại thuốc khác (ví dụ như các thuốc kháng axit) theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần sử dụng thuốc này thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

Để giúp ghi nhớ dùng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Không tăng liều hoặc dùng thuốc thường xuyên hơn so với quy định. Không ngưng dùng thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ vì điều này có thể làm chậm lành các vết loét.

Nếu bạn đang sử dụng ranitidine không theo toa để tự điều trị chứng khó tiêu do axit hoặc ợ nóng, uống 1 viên thuốc với nước khi cần thiết. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, uống 1 viên thuốc với nước khoảng 30-60 phút trước khi ăn hoặc uống thức uống gây ra chứng ợ nóng. Không uống nhiều hơn 2 viên trong 24 giờ, trừ khi bác sĩ chỉ định như vậy. Bạn không dùng hơn 14 ngày liên tiếp mà không hỏi ý kiến bác sĩ .

Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên xấu hơn.

Xem thêm: Các món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày – Bạn nên biết!


  • Dùng 150 mg 2 lần uống mỗi ngày hoặc dùng 300 mg uống mỗi ngày một lần sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ;
  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, việc truyền tĩnh mạch liên tục có thể được thực hiện với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ.
Liều thông thường cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa:

Dùng 75 mg uống mỗi ngày một lần (thuốc không theo toa) trong vòng 30-60 phút trước bữa ăn. Liều dùng có thể tăng đến 75 mg dùng hai lần mỗi ngày. Thời gian tối đa điều trị nếu tự dùng thuốc là 14 ngày.

Liều thông thường cho người lớn dự phòng loét tá tràng:

Dùng 150 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

Liều thông thường cho người lớn điều trị duy trì loét dạ dày:

Dùng 150 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

Liều thông thường cho người lớn bị ăn mòn thực quản:

  • Liều khởi đầu: dùng 150 mg uống 4 lần một ngày.
  • Liều duy trì: dùng 150 mg uống hai lần mỗi ngày.
  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ.
Liều thông thường cho người lớn loét dạ dày do căng thẳng:

Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ. Chuẩn độ để duy trì pH dạ dày từ 4.0 trở lên.

Liều thông thường cho người lớn bị xuất huyết tiêu hóa:

Dùng 50 mg tiêm tĩnh mạch và tiếp tục với 6,25 mg/giờ tiêm truyền tĩnh mạch liên tục tăng lượng pH dạ dày trên 7.0 để điều trị.

Liều thông thường cho người lớn dự phòng phẫu thuật:

Trước khi dùng thuốc trong phẫu thuật mở ngực để giảm GER: dùng 150 mg uống 2 giờ trước khi phẫu thuật.

Liều thông thường dành cho người lớn liều mắc tình trạng Pathological Hypersecretory:

  • Liều khởi đầu: dùng 150 mg uống 2 lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều dùng để kiểm soát tình trạng tiết axit trong dạ dày. Bạn có thể sử dụng liều ở mức 6 g/ngày;
  • Bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 1 mg/kg/giờ đến mức tối đa là 2,5 mg/kg/giờ (có thể dùng tốc độ truyền 220 mg/giờ ).
Liều thông thường cho người lớn có dịch dạ dày trào ngược:

  • Dùng 150 mg uống hai lần mỗi ngày;
  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ.
Liều thông thường cho người lớn bị loét dạ dày:

Nếu bạn bị loét lành tính, dùng 150 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 50 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 – 8 giờ.

Liều dùng thuốc ranitidine cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng:

Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày.
  • Bạn cho trẻ uống khởi đầu với liều 4-8 mg/kg hai lần mỗi ngày. Mỗi liều cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg/ngày. Sau đó, cho trẻ dùng liều duy trì 2 – 4 mg/kg uống một lần mỗi ngày với liều tối đa 150 mg/ngày.
Liều dự phòng thông thường cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng:

Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi:

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày; hoặc
  • Dùng 2 – 4 mg/kg cho trẻ uống mỗi ngày một lần, nhưng không vượt quá 150 mg/24 giờ.
Liều thông thường cho trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản:

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Dùng 1,5 mg/kg truyền tĩnh mạch liên tục cho trẻ trong 12 giờ sau đó với dùng 1,5-2 mg/kg/ngày chia mỗi 12 giờ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,04-0,08 mg/kg/giờ (1 – 2 mg/kg/ngày) sau khi dùng liều 1,5 mg/kg.
  • Dùng 1,5 mg/kg/liều truyền tĩnh mạch liên tục cho trẻ, sau đó dùng 0,04 – 0,08 mg/kg/giờ hoặc 1 – 2 mg/kg/ngày.
  • Dùng 2 mg/kg/ngày chia trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày. Ngoài ra, trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch bolus ban đầu với liều 1 mg/kg một lần, tiếp theo sau là truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,08 – 0,17 mg/kg/giờ (2 – 4 mg/kg/ngày).
  • Dùng 4 – 10 mg/kg/ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg uống trong ngày.
Liều thông thường cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, bạn dùng 75 mg cho trẻ uống một lần 30 – 60 phút trước khi ăn hoặc uống thức uống gây ợ nóng với liều tối đa 150 mg/24 giờ. Thời gian điều trị kéo dài dưới 14 ngày.

Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thuốc ranitidine có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc ranitidine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, thuốc uống: 25 mg; 75 mg; 150 mg; 300 mg.
  • Viên nang, thuốc uống: 150 mg; 300 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm: 50 mg/2 ml, 150 mg/6 ml, 1000 mg/40 ml.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc ranitidine ?
Bạn nên ngừng sử dụng ranitidine và cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Bạn nên ngưng dùng ranitidine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau ngực, sốt, cảm thấy khó thở, ho ra đờm màu xanh lá cây hoặc màu vàng;
  • Bầm tím hoặc chảy máu, yếu bất thường;
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm;
  • Gặp vấn đề với tầm nhìn;
  • Sốt, đau họng và đau đầu kèm rộp da nặng, da bong tróc và phát ban đỏ;
  • Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Đau đầu (có thể nặng);
  • Buồn ngủ, chóng mặt;
  • Khó giấc ngủ (mất ngủ);
  • Giảm ham muốn tình dục, liệt dương hoặc khó đạt cực khoái;
  • Sưng hoặc co thắt ngực (ở nam giới);
  • Buồn nôn, nôn, đau dạ dày;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng
Xem thêm: Tư vấn chi tiết người bị bệnh dạ dày cần kiêng những gì

Trước khi dùng thuốc ranitidine bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc ranitidine, bạn nên báo với bác sĩ:

  • Nếu bạn bị dị ứng với ranitidine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào;
  • TÌnh trạng ợ nóng thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng đầu tiên của cơn đau tim. Hãy đi cấp cứu nếu bạn bị đau ngực hoặc cảm giác tức ngực, đau lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi và có cảm giác bị bệnh nói chung.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.


Tương tác thuốc
Thuốc ranitidine có thể tương tác với thuốc nào?

  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Rối loạn chuyển hóa.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: http://dongykhamchuabenh.com/thuoc-chua-viem-loet-da-day-ranitidine-co-tot-khong/

Đánh giá

HÀNG HOÁ CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Thỏa thuận
  • 1.002.000đ
  • 520.000đ|↘10%
  • Thỏa thuận
  • 650.000đ
  • Thỏa thuận
  • Thỏa thuận
  • Thỏa thuận
  • 100đ|↘50%

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 11/1/2025 11:08 , Processed in 0.237791 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên