Tình trạng khô miệng mỗi khi chuyển giao mùa diễn ra thường xuyên, khô miệng khiến cổ họng khô, lưỡi rát, miệng bị nứt lẻ chảy máu,... Đây không phải là một hiện tượng tự nhiên, tình trạng này có thể bắt nguồn do một số bệnh lý cơ thể gây nên.1. Khô miệng là bệnh gì?Khô miệng là biểu hiện tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau, không chỉ từ vấn đề răng miệng. Đây là tình trạng nước bọt tiết ra thấp, không đủ làm ẩm khoang miệng và họng khiến cho miệng bị khô, cảm giác khát nước và nứt nẻ ở môi.
Khô miệng là bệnh gì? Làm sao để điều trị Bên cạnh đó, miệng khô còn là triệu chứng của các bệnh khác nhau, bao gồm cả tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị y học. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh khô miệng:
+ Khô miệng dẫn đến khô da: Thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy môi bị nứt nẻ, môi bị tróc vảy khó chịu, lưỡi khô rát.
+ Việc ăn nhai, nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn do không có nước ngọt để bôi trơn thức ăn, niêm mạc miệng.
+ Cảm giác mùi vị không còn chuẩn xác: Thiếu nước bọt, thức ăn không được hòa tan dẫn đến việc khó khăn trong việc nhận biết mùi vị.
+ Khan họng, ngứa họng do thiếu nước bọt để làm cho họng ẩm ướt.
+ Gây khó khăn cho việc nói chuyện, ảnh hưởng đến vị giác.
+ Ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe: Khô miệng thường diễn ra phổ biến ở người lớn tuổi, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hoặc đau đớn khi ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Với những người tuổi tác chưa cao, bệnh khô miệng cũng có thể mang theo những hậu quả tương tự.
+ Dẫn đến một số bệnh lý về răng miệng như: Nước bọt giúp tăng cường chất khoáng cho răng từ đó hạn chế sâu răng nên nếu miệng bị khô, nước bọt giảm thì sẽ rất dễ bị bệnh.
+ Ảnh hưởng đến răng: Thiếu nước bọt sẽ không trung hòa được tính a-xít trong miệng, làm suy giảm các chất khoáng trong răng, ảnh hưởng đến men răng dẫn đến việc tổn thương răng.
2. Khô miệng nguyên nhân do đâu?Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh khô miệng khô họng, chủ yếu là các nguyên nhân tác động, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của tuyến nước bọt, bạn nên chú ý một số nguyên nhân sau để phòng tránh:
- Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng
Do bản thân tuyến nước bọt bị nhiễm trùng hoặc các bệnh về tuyến nước bọt: Khi đó, vi khuẩn, nấm sẽ phá hủy dần các mô tuyến nước bọt từ đó khả năng tiết nước bọt cũng bị suy giảm.
Tuổi càng cao thì khả năng tiết nức bọt càng suy giảm hơn so với những người ít tuổi hơn từ đó gây nên tình trạng khô miệng, khô họng.
- Cơ thể đang điều trị bệnh
Có thể là bệnh ung thư phải xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, thậm chí là tổn thương vĩnh viễn dẫn đến cảm giác khô miệng.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng khô miệng Sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn, thuốc trị chứng đau nửa đầu…Thường là các thuốc có chứa hoạt tính anticholigergic làm ức chế thần kinh bài tiết.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày
Tình trạng uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá thường xuyên, do việc ngủ ngáy, tư thế nằm không hợp lý, ngạt mũi phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng.
Có thể kể đến các bệnh như: tiêu chảy, đổ mồ hô nhiều, đái tháo đường, rối loạn nội tiết tố kém dinh dưỡng, tổng thương dây thần kinh tuyến nước bọt, bệnh Alzheimer…
3. Cách chữa bệnh khô miệngMột số cách chữa khô miệng dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi mắc chứng bệnh này:
+ Uống nhiều nước, uống thường xuyên, đều đặn để làm cho miệng bớt khô.
+ Tránh các loại thực phẩm nhiều đường hoặc có tính axit cao
+ Đánh răng đúng cách và đều đặn để ngừa sâu răng hoặc súc miệng bằng nước muối.
+ Sử dụng son dưỡng ẩm để làm môi bớt nứt nẻ
+ Một số cách trên là mẹo chữa và đề phòng bệnh khô miệng đơn giản, với một số nguyên nhân gây khô miệng như do thuốc, do điều trị hóa trị, xạ trị hoặc mắc các bệnh lý dẫn đến khô miệng thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình để có cách giải quyết.
Sau khi đã hiểu rõ khô miệng là bệnh gì, việc bạn nên làm là tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để chữa trị căn bệnh này. Bạn có thể vừa áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà vừa kết hợp với chỉ dẫn của bác sĩ đau răng.
Bạn có thể cân nhắc đến Nha khoa Paris để điều trị khô miệng bởi trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân đã được chữa trị thành công. Bệnh viện với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám cho bạn một cách chuẩn xác nhất về nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp thích hợp.
|