Dịch mật trào ngược dạ dày là một bệnh khiến cho nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi và khó chịu. Bệnh lý này vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh, mà còn gây tác động tới quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vậy nếu bị trào ngược dịch mật dạ dày, bạn có bị nguy hiểm gì khác không? Nhận biết triệu chứng của dịch mật trào ngược dạ dàyNgười bị bệnh trào ngược dịch mật thường có các triệu chứng như miệng đắng, ợ nóng. Đây là 2 dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Hiện tượng này xuất hiện là do dịch mật trào ngược lên thực quản, gây cho người bệnh cảm giác là miệng có vị đắng, kèm theo ợ nóng, rát ngực, đau bụng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, hoặc nôn cả ra dịch mật có màu xanh, hoặc vàng. Cổ họng sẽ có cảm giác đau rát, khàn tiếng. Dẫn đến tình trạng bị viêm thanh quản. Nguyên do có thể bởi dịch mật có kèm axit dạ dày bị đẩy lên cùng. Axit tác động vào các dây thanh quản, khiến cho chúng bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh dịch mật trào ngược dạ dày là gì?Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính gây bệnh trào ngược dịch mật là do: Van môn bị tổn thương. Hoặc có thể do biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật. Hoặc do người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng, khiến cho trương lực của van môn bị ảnh hưởng. Lúc này, thức ăn sẽ bị dồn đọng lại ở dạ dày, không được tiêu hoá. Làm tăng áp lực tới cơ thắt thực quản dưới, gây ra hiện tượng trào ngược dịch mật.
Bị bệnh dịch mật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?Có thể khẳng định, đây là bệnh nguy hiểm, do vậy, nếu như có các yếu tố của bệnh, bạn nên tới viện để điều trị. Không được chủ quan để tránh gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khoẻ của mình. Người bệnh thường sẽ cảm thấy chán ăn, không có cảm giác ngon miệng, miệng có vị đắng, sụt cân nhanh chóng. Biến chứng của bệnh như chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày. Dịch mật trào ngược gây tổn thương tới thực quản. Người bệnh dễ bị viêm loét thực quản, hoặc bị ung thư thực quản.
Điều trị dịch mật trào ngược dạ dày Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu như việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Ăn bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin. Hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ uống không tốt cho cơ thể như rượu bia, hoặc hút thuốc lá. Để phòng ngừa bệnh tật, mỗi người cũng nên chú trọng tới việc rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Vừa giúp tăng cường đề kháng, lại hỗ trợ cơ thể khoẻ mạnh và dẻo dai hơn.
Nguồn: Phailamdep.com
|