Thời gian đăng: 18/6/2018 15:00:42
Môi nhỏ (vùng kín) có hạt sần sùi dù đã vệ sinh kỹ nhưng không thấy hết. Để lâu thấy đau, ngứa, có mùi hôi phát ra…đây chính là những biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở môi nhỏ.
Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội lây lan nhanh thường qua đường tình dục không an toàn. Vì vậy, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở vùng kín của cả nam và nữ. Đối với nữ thì các dấu hiệu xuất hiện ở môi lớn và môi nhỏ của vùng kín.
Sùi mào gà ở môi nhỏ do đâu ?
+ Sinh hoạt tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh sùi mào gà.
+ Tiếp xúc trực tiếp hoặc qua vật trung gian như quần lót, khăn tắm với người bị sùi mào gà.
+ Lây từ mẹ sang con.
Sùi mào gà ở môi nhỏ có biểu hiện như thế nào?
+ Ban đầu có các nốt nhỏ li ti xuất hiện ở vùng kín nhưng không gây đau, không gây ngứa.
+ Các nốt sùi này lớn dần, bên trong có mủ, lan rộng, mọc thành từng chùm như hoa súp lơ.
+ Nốt sùi bị vỡ ra có mủ, chảy máu khi va chạm mạnh hoặc quan hệ tình dục.
+ Tiểu tiện đau rát, người mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục.
Bệnh sùi mào gà ở môi bé có nguy hiểm không?
Có. Nếu như điều trị không kịp thời. Nếu để lâu có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, vô sinh, phụ nữ có thai nếu bị sùi mào gà ở môi nhỏ có thể bị sinh non.
Làm gì khi biết mình bị sùi mào gà ở môi nhỏ ?
+ Nếu chưa biết mình chắc chắn bị bệnh thì có thể đến bệnh viện/phòng khám để xét nghiệm.
+ Nếu biết chắc chắn mình bị bệnh thì nên tìm cách điều trị ngay lập tức.
Bệnh sùi mào gà ở môi nhỏ có điều trị được không? Và như thế nào?
Sùi mào gà ở vùng kín có thể điều trị được bằng các phương pháp như sau:
+ Điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian: Bạn có thể tự điều trị bằng các dược liệu có sẵn như tỏi, lá tía tô, tinh bột nghệ…
+ Điều trị bằng phương pháp đốt laser, đốt điện..
+ Điều trị bằng dung dịch podophyllin 25%
Bệnh sùi mào gà ở môi nhỏ – Làm sao để tránh?
Bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được cho bản thân và cho gia đình bạn nếu như bạn lưu ý những vấn đề sau:
+ Sinh hoạt tình dục an toàn bằng việc sử dụng bao cao su.
+ Không tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (qua vật trung gian) với người bị nhiễm bệnh.
+ Vệ sinh cơ thể đặc biệt là vùng kín sạch sẽ.
+ Thăm khám phụ khoa thường xuyên cũng là một cách phòng bệnh sùi mào gà hiệu quả.
+ Nếu phát hiện người nào bị bệnh thì khuyên họ đi điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Ngoài môi nhỏ ở vùng kín thì sùi mào gà có thể có ở các vị trí như sùi mào gà ở môi lớn, cổ tử cung, miệng, mắt…Vì vậy, nếu đã nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh này hãy chú ý quan sát ở tất cả các vùng khác nhau để có thể phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Với giải đáp về bệnh sùi mào gà ở môi nhỏ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất để có thể phòng tránh hoặc điều trị kịp thời cho bản thân hay người thân nếu đang mắc bệnh này.
Link tham khảo: https://dieutrisuimaoga.vn/sui-mao-ga-o-moi-nho-moi-be
|
|