Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nguồn Gốc Thụy Sĩ Trên Đồng Hồ Của Nhật Bản Nguyên Thủy [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 4/8/2018 14:52:14

Ai cũng biết đồng hồ Nhật Bản và đồng hồ Thụy Sĩ đã luôn là đối thủ của nhau nhưng trước đây họ lại là đối tác. Nếu không có những người Thụy Sĩ “nhiệt tình” đưa nền văn minh đồng hồ và cả kỹ thuật sản xuất đến Nhật Bản thì có lẽ công nghiệp sản xuất máy đo thời gian ở đất nước này ít nhất sẽ không thể phát triển nhanh đến vậy.


So với các nước châu Âu đã có ba bốn trăm năm kinh nghiệm chế tác đồng hồ thì lịch sử nền công nghiệp đồng hồ của Nhật Bản chỉ mới bắt đầu khoảng 100 năm trở lại đây kể từ khi họ thay đổi hệ thống thời gian vốn có thành hệ thống thời gian của phương Tây dẫn đến sự cần thiết của đồng hồ kiểu “Tây”.

Mẫu đồng hồ Laurel sản xuất năm 1913 của Seiko sử dụng hầu như toàn bộ linh kiện Thụy Sĩ (trừ dây tóc và mặt số men)


➥ Khi mới bắt đầu, thị trường đồng hồ Nhật Bản bị thống lĩnh hoàn toàn bởi nước ngoài mà trong đó đồng hồ Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối. Các cuộc cách tân mở cửa ở đây cũng tạo điều kiện đáng kể để văn hóa phương Tây và sản phẩm kỹ thuật như đồng hồ phát triển nhanh chóng hơn so với các nước châu Á khác.

➥ Sự phổ biến và nhu cầu về đồng hồ Thụy Sĩ ở nước này tăng mạnh khiến cho các doanh nhân Thụy Sĩ bắt đầu thuê nhân công Nhật số lượng lớn, đưa thiết bị và kỹ sư Thụy Sĩ đến đây để có lợi hơn trong cả sản xuất và bán hàng.

➥ Việc làm của các doanh nhân và công ty đồng hồ Thụy Sĩ này đã dẫn đến việc người Nhật tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ chế tác đồng hồ gần như hoàn chỉnh (so với hiện đại) để từ đó nhanh chóng học nghề mà không phải trải qua các quá trình mày mò từ đầu, thậm chí họ còn có sẵn thiết bị công cụ dùng để sản xuất.

➥ Vì thế, có thể nói nền công nghiệp đồng hồ của Nhật Bản đã phát triển như thế nào thì nền tảng nguyên thủy vẫn có nguồn gốc Thụy Sĩ. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này ngay bên dưới.


TRUY TÌM NGUỒN GỐC THỤY SĨ TRÊN ĐỒNG HỒ CỦA NHẬT BẢN NGUYÊN THỦY

▬ ▬ Trước khi chiếc đồng hồ cơ (tương tự đồng hồ hiện đại) đầu tiên do người Hà Lan đem đến thì đất nước Nhật Bản đã dùng wadokei (đồng hồ Nhật Bản – hòa thì kế). Wadokei được tạo ra dựa trên việc điều chỉnh những chiếc đồng hồ cơ khí châu Âu đưa vào Nhật Bản vào thế kỷ 16, 17 để phù hợp cho hệ thống thời gian truyền thống.

▬ ▬ Tuy rằng Nhật Bản vào năm 1633 thì đại tướng quân Mạc Phủ Tokugawa Iemitsu đã ban hành chiếu chỉ bế môn tỏa cảng hoàn toàn với phương tây kể từ năm 1633 khiến cho nền văn minh máy đo thời gian của đất nước dừng lại ở việc chế tác Wadokei – vốn sử dụng loại hồi cổ Verge & Foliot kém chính xác và dễ bị mài mòn.

▬ ▬ Mặc dù thực hiện chính sách “Tỏa Quốc” nhưng người Hà Lan lại không bị cấm vào Nhật Bản, thậm chí họ còn có thể kinh doanh và mở nhà máy dù phải tuân theo những luật lệ nghiêm ngặt (do họ cam kết không truyền bá Thiên Chúa giáo như các nước phương Tây khác).

▬ ▬ Và việc không cấm người Hà Lan chính là cơ hội để sản phẩm đồng hồ văn minh hơn từ Thụy Sĩ đi đến Nhật Bản đồng thời mở ra trang mới cho nền công nghiệp đồng hồ ở đất nước này phát triển một cách rực rỡ.



Có thể bạn thích:http://dulichquocte.biz/2018/07/30/cac-loai-day-deo-dong-ho-va-nhung-bi-mat-co-ban-chua-biet/◄❶ CLICK!


CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ TỪ THỤY SĨ NHẬT BẢN TRONG THẾ KỶ 19 VÀ ĐẦU THẾ KỶ 20

◆ Chiếc đồng hồ đầu tiên được giới thiệu ở Nhật trong những năm 1860 thông qua doanh nhân người Hà Lan Edouard Schnell vì ở thời điểm này Nhật Bản chỉ giao dịch với một đất nước phương Tây duy nhất là Hà Lan kể từ năm 1633.

◆ Buổi ban đầu, việc nhập khẩu đồng hồ vào Nhật vô cùng khó khăn vì hệ thống thời gian sử dụng ở Nhật Bản chỉ có 12 giờ, 6 cho ban ngày và 6 cho ban đêm. Thời gian ban ngày sẽ dài vào mùa hè, trong khi những giờ ban đêm sẽ dài vào mùa đông.

◆ Lúc này, đồng hồ cũng chưa được dùng để xem thời gian mà chủ yếu phục vụ cho sự tò mò cho người Nhật, điều này có thể đã gây ra việc cố gắng để tạo ra một thị trường đồng hồ thịnh vượng tại Nhật Bản của François Perregaux và Edouard Schnell khi họ đến cho Nhật Bản vào năm 1860.

◆ Nhờ có quốc tịch Hà Lan, Edouard Schnell và đối tác của ông là François Perregaux (người Thụy Sĩ) đã được phép mở một văn phòng tại Yokohama để bán đồng hồ Thụy Sĩ. Tất nhiên, do hệ thống thời gian Nhật Bản tạo ra một bài tóa khó khăn tại thị trường này, thêm vào đó, thu nhập hầu hết người Nhật cũng không mua được đồng hồ, khác với sự yêu thích của đồng hồ của người Trung Quốc khi sản phẩm này du nhập vào.

◆ Đến khi Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại có chữ ký của chính phủ Thụy Sĩ và Nhật Bản được ký kết vào tháng 2 năm 1864 thì việc chế tạo đồng hồ ở nước này đã hoàn toàn bị chi phối bởi các thương nhân Thụy Sĩ ở Yokohama như François Perregaux (1861), James Favre-Brandt (1863), Siber-Brennwald (1865) và Colomb & Cie (1875).

◆ Bán đồng hồ dựa vào sự tò mò và ham muốn sang trọng của người dân, Schnell và Perregaux đã phải thanh lý văn phòng 1863 và giải tán liên minh vào năm 1865 vì doanh số quá thấp, giá trị món hàng không cao.

◆ Tuy vậy, cả hai đều nhận định rằng thị trường đồng hồ sẽ bùng nổ tại Nhật Bản nhưng cần phải chờ đợi một thời gian nữa. Dự đoán này đã đúng khi vào năm 1868 (cuộc Duy Tân Minh Trị) khi Nhật Bản bãi bỏ hệ thống giờ thời gian cũ và chuyển Âm Lịch sang Dương Lịch năm 1872.


http://ruouvang.biz/2018/07/30/giai-dap-jewels-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-jewels/


◆ Sự thay đổi này khiến nhu cầu về một ngành công nghiệp đồng hồ kiểu phương Tây đã thực sự cần thiết và tại thời điểm này Thụy Sĩ là quốc gia có ngành công nghiệp đồng hồ phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ đã chú ý đến thị trường Nhật Bản vốn đang mở cửa “mời chào” văn minh phương Tây.

◆ Việc nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ trở nên thịnh vượng, các doanh nhân phương Tây không ngừng tăng số lượng đồng hồ nhập khẩu vào Nhật và bán chúng cho các doanh nhân Nhật Bản để những người này quản lý và phân phối sản phẩm trên khắp nước Nhật.

◆ Doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa. Số lượng đồng hồ Thụy Sĩ nhập khẩu tăng từ 47.000 chiếc trong năm 1880 lên 145.000 vào năm 1900. Sự bùng nổ này đã khuyến khích các thương gia Thụy Sĩ tự sản xuất đồng hồ tại đây thay vì nhập khẩu từ Thụy Sĩ.

◆ Chính trong bối cảnh này, nhà máy sản xuất đồng hồ Seiko được thành lập vào năm 1892 và người sáng lập của nó là chủ một thương hiệu đồng hồ có tên là Kintaro Hattori, người từng làm việc với các nhà nhập khẩu Thụy Sĩ ở Yokohama.


Tháp đồng hồ Hattori, tháp đồng hồ của Nhật Bản đầu tiên (thương hiệu Seikosha) ►


◆ Kintaro đã thành công trong việc sản xuất đồng hồ bỏ túi riêng của mình trong những năm 1890 với sự trợ giúp của các kỹ sư được đào tạo tại trường đồng hồ ở Le Locle (Thụy Sĩ) và sử dụng các máy công cụ nhập khẩu từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

◆ Tuy nhiên, đồng hồ ở Nhật Bản đắt hơn nhiều so với các đồng hồ nhập khẩu. Để bảo vệ đồng hồ của mình, Kintaro Hattori đã “đóng vai trò lớn” trong việc Nhật Bản thực hiện chính sách Bảo hộ hàng trong nước bằng cách tăng thuế Hải Quan lên đến 50% vào năm 1906 thay vì 5% như trước năm 1899.

◆ Các nhà nhập khẩu đồng hồ ở Yokohama của Thụy Sĩ đã phản ứng với các chính sách bảo hộ này bằng cách chuyển sang nhập khẩu bộ phận, linh kiện rời để ít bị đánh thuế cao, sau đó mới chuyển đến lắp ráp thành đồng hồ hoàn chỉnh tại các nhà máy đặt trong lãnh thổ Nhật Bản.

◆ Chính Kintaro Hattori cũng đã mua một số bộ phận này để chế tạo đồng hồ của mình và học hỏi một cách khôn khéo. Có thể nói màn lật ngược thế cờ này của ông đã khiến Nhật Bản trở thành chiếu trên và những người Thụy Sĩ hai tay “dâng hiến” công nghệ và kỹ thuật của mình cho Nhật Bản “gần như không giấu lại gì”.


◄ Đồng hồ Seikosha Time Keeper 1895 sử dụng bộ máy cơ 22-ligne nhập khẩu từ Thụy Sĩ (Seikosha là tên cũ của Seiko)


◆ Chiêu lách luật “trên có chính sách dưới có đối sách” này đã khiến số lượng bộ máy đồng hồ Thụy Sĩ được nhập khẩu vào Nhật Bản chiếm 31% trong tổng khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Thụy Sĩ đến Nhật Bản.

◆ Thời kỳ này ngoài đồng hồ Thụy Sĩ đã được chuyển hóa thành đồng hồ Nhật dùng máy Thụy Sĩ (hoặc xây dựng/sao chép từ Thụy Sĩ), mở ra một thời kỳ nước Nhật không còn nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ nguyên chiếc nữa.

◆ Số lượng bộ máy Thụy Sĩ đưa đến Nhật tăng 42% từ 1900 đến 1915, tăng 81% từ 1925 đến1940 nhưng các thương nhân Thụy Sĩ ở đây lại bị chỉ trích nặng nề ở quê nhà Thụy Sĩ vì chúng khiến ngành công nghiệp Thụy Sĩ bị nước khác cạnh tranh.

◆ Tiêu điểm trong đó là công ty Thụy Sĩ Tavannes Watch, một trong những nhân tố chủ chốt trong sự phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản. Họ đã lắp ráp và đóng gói đồng hồ tại hai nhà sản xuất Nhật Bản nhỏ là Kono Shohei và Takara Trading vào đầu những năm 1900.

◆ Đến năm 1932, tham vọng của Tavannes trở nên to lớn hơn khi họ có cả kế hoạch mở một nhà máy sản xuất bộ máy đồng hồ ngay tại Nhật Bản. Điều này dường như bị chống đối vô cùng mạnh mẽ và có thể thấy rõ trong một bức thư Rolex gửi đến Cục liên bang về Công nghiệp, Thủ công mỹ nghệ và Giao dịch và Lao động:

“Khi mà một nhà máy bộ máy được thành lập tại Nhật Bản bởi một công ty Thụy Sĩ lớn, chúng ta đã có thể nói lời tạm biệt mãi mãi cho các sản phẩm Thụy Sĩ ở phương Đông và Viễn Đông. Sau một vài năm những mẫu Japan Made sẽ lan rộng khắp thế giới.”

◆ Dĩ nhiên, đây chính là sự khởi đầu cho một kênh quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ từ Thụy Sĩ đến Nhật Bản. Song song với Tavannes Watch, công ty đồng hồ Citizen cũng là một minh chứng hùng hồn cho nguồn gốc từ Thụy Sĩ trên đồng hồ của Nhật Bản nguyên thủy.

◆ Khi Kamekichi Yamasaki (người sáng lập Shokosha Watch Research Institute- tiền thân của Citizen) phá sản, Shokosha đã hợp nhất với nhà máy lắp ráp đồng hồ ở Nhật của doanh nhân Thụy Sĩ Rodolphe Schmid. Thông qua việc sáp nhập này, hãng Citizen đã ra đời năm 1930 và có được kỹ sư Geneva cùng đầy đủ các thiết bị trong những năm tiếp theo.


Xem thêm: http://kimnganfashion.com/2018/07/30/atm-la-gi-atmla-viet-tat-cua-tu-gi/


◆ Dưới những ghi nhận của lịch sử, không thể bàn cãi về việc Nhật Bản là một đất nước lạc hậu trước thời Minh Trị duy tân, chính việc cố gắng mở rộng thị trường và kiếm tiền của Thụy Sĩ cùng các doanh nhân phương Tây thật sự là “ơn ích” đối với Nhật Bản, bất kể mục đích của họ chỉ là làm sao đẻ ra nhiều tiền mà thôi.

Nhờ hoạt động nhâp khẩu máy, đào tạo nhân công lắp ráp máy và đồng hồ cùng nhập khẩu máy móc sản xuất của Thụy Sĩ mà nước Nhật đã tụ hội đầy đủ những gì để trở thành một cường quốc sản xuất đồng hồ, kết thúc cái gọi là “nguồn gốc Thụy Sĩ” để bắt đầu kỷ nguyên của đồng hồ Nhật Bản nguồn gốc Nhật Bản.

Tổng hợp từ firstclasswatches, Japan Clock & Watch Association


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 23/11/2024 07:25 , Processed in 0.168888 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên