Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Tìm hiểu một chút về kiến trúc cổ Hà Nội [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 1/12/2018 08:27:54
Tìm hiểu một chút về kiến trúc cổ Hà Nội

Nói đến kiến trúc cổ ở Hà Nội, người ta thường nhắc đến làng Đường Lâm (Sơn Tây) với những đặc trưng của nông thôn Việt Nam,  bán căn hộ the palace residencehoặc những công trình xây dựng mang dấu ấn của kiến trúc Pháp trong nội thành Hà Nội…
Ít ai biết rằng ở một địa điểm cách trung tâm Thủ đô vài chục cây số có một ngôi làng vẫn còn hàng chục biệt thự xây dựng cách đây cả thế kỷ. Ngôi làng bị lãng quên này là làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên).


Đổi đời từ đại nạn cháy làng

Làng Cựu có địa thế hình con cua, nằm bên bờ sông Nhuệ. Trước những năm 1920 của thế kỷ trước, làng cũng nghèo nàn, bán căn hộ the palace residence quận 2  lạc hậu như nhiều vùng nông thôn khác. Người cao niên trong làng kể lại, dân làng ngày ấy lam lũ, thất học, phải đối mặt với cái đói nghèo, hết hạn hán lại lũ lụt quanh năm, nhà nào trong làng cũng lợp mái tranh, rơm rạ.

Làng "thay áo mới" vào khoảng những năm 1930, khi một đám cháy lớn thiêu rụi đến cả nửa làng. "Đã nghèo lại gặp cái eo", ruộng ít, không có nghề phụ, nay gặp nạn cháy nhà nên nhiều người dân buộc phải tỏa đi tứ phương kiếm kế sinh nhai. Làng "đổi đời" từ sự việc "tái ông thất mã" này.

Cụ Bùi Văn Khanh, năm nay đã xấp xỉ 80 tuổi nhớ lại, sau "đại nạn" cháy làng, người làng kiếm sống nhờ nghề buôn vải bán áo và phất lên. Những người đầu tiên bước chân vào nghề may là hai anh em ông Phúc Mỹ, Phúc Hưng. Sau vụ hỏa hoạn, được gia đình chia cho mỗi người năm ngàn tiền Đông Dương và mấy cân gạo. Hai ông ra Hà Nội kiếm kế sinh nhai và học nghề may, rồi thấy làm ăn được thì về làng kéo mọi người đi làm cùng. "Chủ yếu phục vụ việc "trưng diện" cho người Pháp và giới nhà giàu ở Hà Nội. Nghề buôn vải được người làng khuyếch trương đến mức chiếm lĩnh toàn bộ thị trường may mặc ở Hà Nội, đặc biệt là may complê. Nhiều gia đình sau khi đã mở hàng loạt cửa hiệu ở Hà Nội rồi mở rộng thị trường vào tận Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Có tiền, người dân về làng xây những biệt thự nguy nga và làng biệt thự ra đời từ đấy", cụ Khanh kể lại.

Một số kiến trúc cổ còn sót lại trong làng Cựu

Dĩ vãng vàng son

Hàng chục ngôi biệt thự cổ làng Cựu được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1920 - 1945 với kiểu kiến trúc vòm cuốn, mái chảy, gỗ lim, ngói mũi, xây bằng mật ong trộn muối. Các chi tiết nhỏ trong các biệt thự đều được trạm trổ cầu kì hình hoa lá, hạc, phượng... Các bô lão trong làng cho biết, có những cái câu dầm trong nhà được các thợ giỏi chạm trổ cả tháng trời mới xong. Biệt thự nào cũng đều có treo hoành phi, hai câu đối chữ Nho treo hai bên, trước cửa thường khắc bức cuốn thư từ đường, một bên là thanh kiếm, một bên là ngọn bút.

Không chỉ trang trí cầu kì bên trong mà các ông chủ giàu có ngày ấy cũng để ý đến việc bài trí ngoài vườn. Từ công trình phụ được chăm sóc kỹ lưỡng đến thềm lát đá xanh, các bể nước vẽ nhiều họa tiết. Ngoài cổng mỗi nhà là một họa tiết rất riêng, cổng hình con tôm, cổng con dơi, có cổng thì hai con nghê hai bên án ngữ. Nhà ông Xã Vình, một nhà buôn gỗ là một trong những biệt thự cầu kỳ nhất: lối ngõ thênh thang lát đá tảng xanh, hai toà nhà ở hai bên tả hữu của ngõ được nối với nhau bằng cái cầu bê tông cong cong. Các linh vật được đắp tạc dọc cổng và trên cầu bê tông trên cao, ven các hành lang... Hai bên cổng trang trí theo "sơn thuỷ hữu tình": một bên là hươu, nai, còn một bên là sông suối, cá.


Nhà của cụ Hàn Thăng thì mang dáng dấp đại quan, mái cổ, cửa bức bàn, cột gỗ lim to, nền nhà tôn cao, sân thấp mà rộng bát ngát, toà ngang dãy dọc như ở chốn "tam cung lục viện". Còn tòa biệt thự khổng lồ của ông Chu Văn Luận được ông xây làm "Trường học Huỳnh Thúc Kháng", với nguyện vọng chắp cánh ước mơ cho con em làng Cựu tiếp tục giỏi giang, về xây dựng cho quê hương, đất nước.

Cũng như các làng cổ khác ở đồng bằng Bắc Bộ, cổng làng là điểm nhấn của làng Cựu. Người già kể lại, ngày ấy vì đói kém nên loạn lạc, cướp bóc nhiều. Làng vì giàu mà dân phải xây hai cổng làng có điếm canh, tối đến là đóng hai cửa để tránh trộm cướp từ nơi khác đến. Mỗi cổng làng đều là một công trình mang tính nghệ thuật cao. Bên Tây Bắc có nậm rượu, nụ hoa, bên Đông Nam dưới hai con nghê hai bên, trên là hai con sư tử. Cổng làng xây cao ba tòa tháp.

Ông Trần Đức Tiến, Bí thư chi bộ thôn dẫn chúng tôi đi dọc suốt làng cổ, dưới những lớp rơm rạ vụ mùa trên đường làng là những phiến đá xanh cũ hàng trăm năm tuổi. Anh Tiến nói: "Theo lời của những người già, đường làng đá xanh này được một người trong làng bỏ tiền thuê đò chở đá loại dày 10 phân từ Hà Nam về làm".

Khổ vì… nhà to

Dĩ vãng vàng son đã qua, làng Cựu bây giờ quây quần hơn 100 hộ, với hơn 600 nhân khẩu, hầu hết người dân đều làm nông. Theo ông Tiến, khi đời sống vật chất không dư giả thì người dân có muốn gìn giữ, tu bổ những kiến trúc cổ thì cũng "lực bất tòng tâm".

Nhiều ngôi biệt thự cổ trong làng những năm qua đã bị tàn phá do mưa bão, cây cối đổ vào... Có nhiều biệt thự còn chưa kịp hoàn thành thì chiến tranh nổ ra, thành ra làng biệt thự đang trưng diện kiến thiết dở dang, hoặc mới vừa trang hoàng sử dụng được ít năm thì chủ nhân của chúng hầu như li tán khắp nơi. Người ở Hà Nội, người thì phát triển nghề may vào tận Sài Gòn- Chợ Lớn, cũng có người sang Mỹ, Pháp làm ăn, sinh sống. Sau chiến tranh, rất nhiều ngôi biệt thự bị bỏ hoang, cũng có nhiều biệt thự bây giờ chỉ còn có người đôi khi ghé qua quét dọn, làm chỗ thờ cúng chứ không có người ở. Mà nhà đã không có hơi người thì càng nhanh xập xệ.

Khi chúng tôi đến, các cụ cao niên trong làng đang ngồi họp nhau bên ấm nước chè trong một ngôi biệt thự cổ xây năm 1929. Nhìn vết nứt trên tường và những cột gỗ lim đã có dấu hiệu mục nát, chủ nhà thở dài " Nhà có được xây kiên cố và tốt mấy đi nữa nhưng nếu không được tôn tạo, tu bổ thì cũng không sao chịu được mối mọt thời gian".

Nhà cổ của cô giáo Liên rộng mấy trăm mét cũng nằm trong tình trạng này. Chỉ những vết rạn nứt xung quanh nhà, cô bộc bạch: "Gia đình cũng muốn tu sửa ngôi nhà này từ lâu, nhưng khổ vì nhà thì to, điều kiện kinh tế thì không có nên đành chịu". Cô Liên cũng cho biết, trong làng có rất nhiều biệt thự lớn hai, ba tầng nhưng đã mục nát. Vì an toàn nên chủ nhà đành phải đập bỏ các tầng trên, chỉ giữ lại một tầng để tránh sập nhà.

Không chỉ là biệt thự, nhà cổ mà rất nhiều công trình kiến trúc công cộng khác trong làng cũng không còn giữ được.  giá căn hộ the palace residence Cụ Chức cho biết, trước kia làng xây ba điếm canh nhưng giờ đã mất điếm đầu làng, cuối làng chỉ còn điếm giữa làng nhưng cũng không trọn vẹn. Nhưng có lẽ dân làng Cựu mấy thế hệ nay tiếc nhất vẫn là cái cổng làng được các cụ ngày xưa xây rất to, đẹp, cầu kì vậy mà vì nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu mở rộng đường xá nên dân làng ngày trước đã phá đi.

Chúng tôi về làng Cựu đúng thời điểm người dân địa phương họp bàn kế hoạch tu sửa ngôi trường cổ mang tên Huỳnh Thúc Kháng. Ông Tiến cho biết, dân trong làng đã vận động đóng góp hơn 700 triệu cho dự án tu bổ này với mong muốn ngôi trường cổ (vốn là một dinh thự) sẽ trở thành nơi tụ họp, sinh hoạt văn hóa của dân làng.

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 8/1/2025 04:25 , Processed in 0.147869 second(s), 134 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên