Vốn là đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với hệ thống thảm thực vật phongphú và đa dạng. Đây không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta, mà đócòn là nguồn dược liệu phong phú cho nghành y học. Các loại cây cỏ hoa lá tronghệ thống thảm thực vật đều được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong việc chữabệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người. Với hàng trăm ngàn loài thảo dược thiên nhiên chữa ho hen, tuy nhiên một số loài cây phổ biến dùng trong các bài thuốc ho hen hiện nay phải kể tới: Húng chanh, mướp đắng, bạch quả, cây cà độc dược, hồng bì… Tất cả các thảo dược này ngoàiviệc sử dụng tươi dùng trực tiếp thì người ta cũng bào chế thành dạng cao khô dược liệu để làm nguyên liệu cho các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng.
Các cây thuốc thườngdùng cho bệnh ho hen
Húng chanh
Cây hùng chanh được trồng nhiều ở khắp các tỉnh ở nước ta, người ta sử dụng lá củacây để làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Lá húng chanh có mùi thơm dễ chịu nhưmùi chanh, vị thơm, hơi hắc có tính mát. Trong húng chanh có chứa nhiều tinh dầu và colein. Thành phần chủ yếu của tinh dầu húng chanh là cacvacrola có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng stapphyllococcus 209P. Vì vậy, trong dân gianngười ta thường sử dụng húng chanh để làm thuốc chữa ho hen, cảm cúm.
Hồng bì
Hồngbì hay còn gọi là hoàng bì, là loại cây thân gỗ, cao 3 -5m. Cây được trồng nhiềuở các tỉnh miền bắc để lấy quả ăn. Ngoài ra, quả hồng bì, rễ và lá cây cũng đượcdùng làm thuốc. Trong dân gian quất hồng bì được dùng nhiều trong các bài thuốcchữa ho hen, viêm đường hô hấp.
Bạch quả
Bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nơi ở Nhật Bản.Tại Việt Nam cây bạch quả mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một sốngôi chùa làm cảnh. Trong y học phương Tây đã nghiên cứu, lá bạch quả có chủ yếu2 hợp chất flavonoic và các tecpen có thể dùng sấy khô để chế biến các sản phẩmbạch quả. Nhân bạch quả chứa nhiều protein, tinh bột, chất béo, đường. Vỏ bạch quả chứaginkgolic axit, bilobol, ginnol. Bạch quả cũng được sử dụng nhiều trong các bàithuốc chữa cảm lạnh, ho có đờm, khó thở, hen suyễn…
Cây cà độc dược
Cà độc dược ở nước ta có 3 loại: cây cà độc dược với hao trắng thân xanh; cây cànhxanh; cây hoa đốm tím, cành và thân tím. Các loại cà độc dược đều là loại cây cỏnhỏ, mọc hàng năm. Cây mọc hoang và trồng nhiều ở khắp mọi nơi để làm cảnh vàlàm thuốc. Trong lá, hoa, rễ và hạt của cây có chứa nhiều hyoxin và atropin giúp trừ phong thấp, chữa ho hen, xuyễn, viêm đường hô hấp.
Mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là loại cây dây leo được trồng nhiều ở khắp các tỉnh trong cả nước. Mướp đắng được trồng để lấy quả nấu ăn cho mát và dùng quả tươihoặc phơi khô để làm thuốc. Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, không độc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa ho, tắm cho trẻ bị rôm sảy, chữa sốt. Ngoài ra, người ta cũng dùng cao khô mướp đắng để nấu nước uống chữa mẩn ngứa và giải độc gan.
|