1. Ổn định: Ổn định, đối với máy chủ, là điều quan trọng hơn là nó chạy nhanh. Bạn không thể bắt mọi người chờ khi bạn sửa chữa hoặc cài lại, hoặc đang chạy mà tự nhiên ... chết không có lý do.
2. ít phải restart:
Điều này là điều quan trọng với 1 máy chủ chạy suốt ngày đêm, và lúc nào cũng có việc cho nó. Thử tưởng tượng 1 máy chủ luôn có 100 sử dụng, việc restart nó sẽ làm gián đoạn khoảng 5-10 phút và chưa kể vô số các rủi ro phát sinh, và bạn phải "xin lỗi" người sử dụng vì phải làm việc đó.
Không phải Linux không cần restart, nhưng nó rất ít. Không kể việc thay đổi phần cứng như nâng cấp RAM hay thay CPU, thì nó chỉ phải restart khi bạn upgrade kernel và thay đổi 1 số tham số quan trọng, còn lại, cài driver mới, ứng dụng mới, thay đổi kích thước ổ đĩa, hay update phần mềm.
Với Windows, mỗi khi patch xong: restart, cài một số driver xong: restart, thay đổi đĩa cứng (ví dụ tăng dung lượng lên): reboot, thay đổi swap: restart. chạy 1 tháng mà không phải restart 1 lần thì e là khó (Ms lên lịch phân phối bản update 1 tháng 1 lần, bạn không update?). >>> Xem thêm: bán HP DL360 gen10 3. Hiệu năng một số ứng dụng tốt hơn trên Win:
Theo đánh giá của tớ, java và php chạy trên Linux nhanh và khoẻ hơn hơn Windows với cùng 1 cấu hình tương đương. Tuy không phải lúc nào cũng vậy, nhưng sức mạnh của Linux có lẽ nằm ở chỗ nó có thể trip down đến mức nhỏ. Windows dù không muốn, vẫn phải có GUI, vẫn đi theo 1 loạt các service mà bạn chả cần đến nó, nó tiêu tốn 200Meg là ít. Trong khi Linux, chỉ tốn không đến 100MB RAM để nó sẵn sàng phục vụ. Một server, chả mục đích gì ngoài cái nó cần chạy, tiết kiệm tài nguyên cho mục đích chính bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Chính Ms cũng dần phải theo xu hướng này, với các bản Windows Core mới đem demo.
Các hệ thống của Win tốn hardware hơn, tỉ dụ máy chủ Win 2008 giờ ít hơn 4GB RAM thì e là sẽ ì ạch (nhất là thêm các dịch vụ Ms, ví dụ Exchange). Nhưng máy chủ Linux, 2GB RAM vẫn là thoải mái cho 1 mail server với số user tương đương.
4. An toàn, bảo mật hơn:
Cái này tranh cãi nhiều. Nhưng xét đơn giản, virus chạy trên Destkop có thể nhiễm vào Windows Server, và bạn phải có anti-virus bảo vệ cho server như bất kỳ desktop nào. Bạn biết đấy, Linux không phải không có trojan hay virus, nhưng rất hiếm và ít khi phải cài (hiếm có anti-virus nào sinh ra để bảo vệ Linux cả). Nhiều máy chủ Linux cài đặt anti-virus không phải bảo vệ nó mà là bảo vệ .. người sử dụng nó (tỉ như anti-virus cho email). >>> Xem thêm: x10drl-i 5. Scripting mạnh mẽ:
Khỏi phải nói, bash và shell script là công cụ đắc lực. Mọi việc cần đến sự tự động, thì làm trên Linux rất sướng. Windows, cải thiện 1 chút với Power Shell, nhưng giả sử bạn muốn thực hiện thao tác tự backup hệ thống rồi copy bản backup sang 1 máy khác, với Win điều này mệt lắm (nếu không thì phải bỏ tiền mua).
6. Chi phí vận hành và sở hữu:
Cái này, không phải Linux miễn phí, nhưng nó rẻ hơn. 1 subscription account dùng trong 3 năm RedHat, rẻ hơn license Windows trả cho 3 năm. Windows phải trả CAL, càng nhiều client thì càng chát.
Với tình hình "free" license ở VN, thì cái rẻ hơn ở chỗ chính là chi phí rủi ro. Windows lậu, với server đang hầu hạ 1000 khách hàng, thì bạn sẽ không ăn ngủ ngon lắm. Chưa kể, crack, rồi là hack để được update ... đều mang lại nguy cơ nhất định. Server khác desktop là không thể 1 tháng đem cài lại 1 lần được.
Vận hành, thì quả thật khó so sánh cụ thể. Nhưng theo tớ đánh giá, 1 quản trị viên Linux tốt sẽ quản trị nhiều máy chủ Linux, do anh ta tiết kiệm thời gian hơn, ít phải mất công hơn, thi thoảng mới phải ngó 1 tí. 1 quản trị viên Windows tốt thì sẽ vẫn phải chăm chỉ rà soát, rồi là đau đầu đối mặt với virus, cài đặt lại, update thì phải reboot nên phải lên lịch...
Chi phí nhân công Linux đắt hơn (có lẽ do hiếm), nhưng chia đầu máy chủ thì lại rẻ hơn. >>> Xem thêm: cho thuê máy chủ
|