Thời gian đăng: 8/3/2019 17:30:53
"Nhổ răng khôn có đau lắm không?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hôm nay bài viết này sẽ giải đáp và chia sẻ một số kinh nghiệm khi nhổ răng khôn.Nên nhổ răng khôn hay không ?Răng khôn ( răng số 8 hay răng cối lớn thứ 23 ) là răng mọc cuối cùng, thông thường răng khôn mọc trong giai đoạn 15-25 tuổi, một số ít người sau 30 tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại là rất nhiều.
Đa số răng khôn đều mọc lệch vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm có 14 răng). Do không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường, răng khôn tự tìm cho mình một con đường khác để mọc. Răng mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã mọc ổn định, vì vậy nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ hoặc dễ bị sâu răng cũng như biến chứng nhiễm trùng do khó vệ sinh răng miệng.
Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Trong một số truờng hợp hiếm khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân thậm chí cả tính mạng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng được chỉ định nhổ. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.
Biến chứng bởi răng khôn mọc kẹt.
Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn. Do răng khôn mọc ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng.
Nếu để lâu không chữa thì sẽ rất đau và nhiễm trùng có thể xảy ra. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng khít hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Thời điểm nào nhổ răng khôn là tốt nhất.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Khi nào nên nhổ răng khôn
* Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
* Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
* Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
* Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
* Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
* Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Khi nào nên để lại răng khôn không nhổ.
Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…
Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Lưu ý sau khi nhổ răng khônSau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.
Những triệu chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn :
Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần.
Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần
Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt.
Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng.
Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.
Nhổ răng khôn số 8 ăn kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người mới nhổ răng số 8 cũng rất quan trọng, góp phần làm cho vết thương nhanh lành hơn, giảm đau và tránh nhiễm trùng về sau. Vậy nhổ răng số 8 nên ăn gì? Bạn có thể tham khảo một số món ăn được bác sĩ khuyên dùng:
* Ăn cháo, súp: những món ăn mềm vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa giúp bạn không cần phải hoạt động cơ hàm, không làm đau vết nhổ răng mới.
* Khoai lang, đu đủ, cà rốt …là nguồn cung cấp vitamin cần thiết cho sự phục hồi của nướu và vết mổ.
* Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, hoa quả và trái cây. Điển hình là nước ép dâu tây, trong dâu tây có chứa hoạt chất trợ lựa cho thuốc giảm đau sau khi nhổ răng số 8 và có tác dụng tương tự như thuốc aspirin.
* Các loại sữa, như sữa đậu nành giúp máu nhanh đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau lành.
* Ăn sữa chua giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có acidobacillus trong sữa, nhưng lưu ý không nên ăn quá lạnh sẽ gây ê buốt chân răng.
* Bạn vẫn có thể ăn các loại thịt bò, cá, thịt lợn như bình thường nhưng bạn nên cắt nhỏ, hoặc hầm nhuyễn để ăn, giúp bạn dễ tiêu hóa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
* Không nên sử dụng các loại nước ngọt có ga, các đồ uống chứa chất kích thích như cafe, trà, bia, rượu, thuốc lá....vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau.
* Nhổ răng số 8 nên kiêng ăn những loại hoa quả chua, vì chứa nhiều axit sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, đồng thời làm đau, xót vết nhổ răng mới phẫu thuật.
* Những loại đồ ăn cứng, hoặc có những mảnh vỡ vụn như bánh quy, các loại hạt.... bởi chúng có thể để lại trong vết nhổ răng những mảnh vụn, rất khó để lấy ra, tích tụ dần sẽ làm vết thương lâu lành, thậm chí còn bị viêm nhiễm.
* Không nên ăn những đồ ăn nhiều chất đường, nếu không vệ sinh tốt, chất đường có thế gây viêm nhiễm vết thương, tăng nguy cơ gây sâu răng.
* Không nên nhai thức ăn vào bên hàm răng mới nhổ răng, bởi hoạt động quá sớm, sẽ giúp vết thương khó lành, và đau hơn bình thường.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ Nha khoa Singapore Aesthetics theo số 19002194 để được tư vấn miễn phí.Bài viết được quan tâm :
Niềng răng trẻ em ở đâu tốt ?
Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền ?
|
|