Thời gian đăng: 28/5/2019 14:36:39
Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp. Không phải lúc nào viêm họng cũng cần đi khám bác sĩ hoặc phải dùng thuốc đặc trị. Những kiến thức cơ bản sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh cũng như biết khi nào cần đi khám bác sĩ.
Tìm hiểu chung
Định nghĩa viêm họng
Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.
>>> xem thêm: https://laodong.vn/suc-khoe/dau-hong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhanh-nhat-tai-nha-642593.ldo
Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.
Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt và bệnh mononucleosis.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng
Nếu bạn bị đau họng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong cổ họng. Các triệu chứng khác xuất hiện thường phụ thuộc vào nguyên nhân. Các triệu chứng thông thường như:
Đau họng
Sốt
Nhức đầu
Đau khớp và đau cơ
Phát ban da
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Các triệu chứng đau họng do sốt là:
Hắt hơi
Ho
Sốt với nhiệt độ 38 độ C
Nhức đầu nhẹ
Các triệu chứng đau họng do cúm là:
Mệt mỏi
Đau-cứng
Nóng lạnh
Sốt trên 38 độ C
Trong khi đó, các triệu chứng đau họng do mononucleosis là:
Các hạch bạch huyết sưng ở cổ và dưới nướu
Sưng amidan
Nhức đầu
Mất ngon
Sưng lá lách
Viêm gan
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau họng làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của mình, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của bạn với bác sĩ để được chỉ định đúng loại thuốc theo tình trạng của bạn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nói chung viêm họng sẽ lành trong vòng một tuần mà không cần dùng thuốc. Nếu đau họng và sốt không khỏi mặc dù được điều trị, bạn nên báo ngay cho bác sĩ.
Nếu trẻ bị đau họng, bạn cho trẻ uống nước khi thức dậy vào buổi sáng.
Ngay lập tức đưa con bạn đến bác sĩ nhi khoa để được điều trị đúng thuốc nếu các phương pháp trên không thành công và thậm chí xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như:
Khó thở
Khó nuốt
Có máu trong nước bọt
Nếu bạn là người lớn, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:
Đau họng kéo dài hơn 7 ngày;
Khó nuốt, khó thở hoặc khó há rộng miệng;
Đau họng kèm đau khớp quai hàm hoặc đau tai;
Đau họng kèm phát ban hoặc sốt trên 38°C;
Có máu trong nước bọt hoặc đờm;
Nổi hạch cổ;
Khàn tiếng hơn 2 tuần.
Nhiễm trùng tái phát
Đau khớp
Đau tai.
Sốt kèm theo đau họng nên được kiểm tra ngay vì nó có thể có triệu chứng của các tình trạng nghiêm trọng hơn, như:
Áp xe quanh amidan. Dịch mủ sưng lên giữa họng trên và phần sau amidan.
Viêm nắp thanh quản. Tình trạng viêm sụn mô trong cổ họng, sau lưỡi. Nếu không được điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp vấn đề về thở.
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Nhiễm virus Epstein Barr được đặc trưng bởi các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, sốt và đau họng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm họng
Nguyên nhân gây đau họng thường là do virus và vi khuẩn. Virus và vi khuẩn gây cảm lạnh và cúm phần lớn sẽ ảnh hưởng đến chứng đau họng. Các bệnh nhiễm virus có thể gây đau họng gồm:
Cảm lạnh
Cảm cúm
Mononucleosis
Sởi
Đậu mùa
Nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp (thường xảy ra ở trẻ em)
Vi khuẩn có thể gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A. Ngoài virus và vi khuẩn, viêm họng cũng có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra:
Dị ứng: Các chứng dị ứng với các gia vị, nấm, bụi và phấn hoa có thể khiến bạn đau họng.
Không khí: Không khí bí và nóng trong phòng có thể làm cho cổ họng của bạn cảm thấy khó chịu và ngứa, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy. Hít thở không khí này thường xuyên qua miệng khi bạn nghẹt mũi cũng có thể gây đau họng.
Chất kích thích: Ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng cổ họng trong thời gian dài. Ô nhiễm không khí trong nhà do thuốc lá hoặc hóa chất cũng có thể gây ra viêm họng. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn thức ăn cay cũng có thể làm đau cổ họng của bạn.
Căng cơ trong cổ họng: Các cơ trong cổ họng của bạn có thể căng thẳng do bạn luôn hét lên, chẳng hạn như tại các sự kiện thể thao, nói chuyện ầm ĩ hoặc nói chuyện trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
Các cơ trong cổ họng của bạn có thể căng thẳng, bởi vì bạn luôn hét lên, chẳng hạn như tại các sự kiện thể thao, nói chuyện ầm ĩ, hoặc nói chuyện trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một bệnh đặc trưng bởi cảm giác nóng ở ngực do axit dạ dày tràn vào thực quản. Thực quản là một phần của đường tiêu hóa kết nối miệng và dạ dày, vì vậy trào ngược axit sẽ gây khó chịu ở cổ họng.
Nhiễm HIV: Đau họng và các triệu chứng cúm khác đôi khi xảy ra sớm hơn ở những người bị nhiễm HIV. Một người bị nhiễm HIV, có thể bị viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng. Nhiễm trùng cổ họng này phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Nhiễm trùng cổ họng này phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Khối u: Các khối u cổ họng, lưỡi và thanh quản có thể gây viêm họng. Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể bao gồm khàn giọng, khó nuốt, thở dốc, cục u ở cổ và máu trong nước bọt. |
|