Để trả lời câu hỏi này , trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm PFC trong bộ nguồn. PFC được viết tắt từ Power Factor Correction - Điều chỉnh hệ số công suất. PFC là bộ nắn dòng tích cực để chuyển tín hiệu xoay chiều (AC) từ đầu vào thành tín hiệu một chiều ở đầu ra. Theo quy định mới kể từ năm 1992 , PFC phải được dùng trong những bộ nguồn có công suất trên 200 VA. Đối với những bộ nắn dòng thông thường có nhiều điều không thuận lợi: công suất giảm, tiêu hao điện năng lớn, kích thước tăng nếu như công suất tăng. >>> Xem thêm: bán HPe ML10 Gen9
Trong tất cả những bộ nắn dòng chuyển từ tín hiệu xoay chiều hình Sin ở đầu vào có khả năng cho dòng đầu ra có biên độ lớn hơn so với dòng đầu vào. Thông thường dòng giá trị đỉnh (peak) có giá trị gấp 6 lần so với dòng hiện tại với cùng công suất. Thông thường trong quá trình nắn dòng AC được sử lí không hiệu quả , kết quả là mức tiêu hao năng lượng cao đồng thời điện áp ra bị méo không cho một giá trị cố định. Nó sẽ gây ảnh hưởng tới thiết bị khác và hệ số công suất sử dụng chỉ đạt được 45%. Đó là kiểu mạch điện dùng nguồn kiểu Switching thông thường .
Với mức công suất cao hơn ( 300W tới 700W và cao hơn ) tạo nên một sự nhiễu lớn hơn và nảy sinh một vấn đề khác. Bộ phân biến áp phải được thiết kế chịu được dòng điện đỉnh với cường độ lớn. Với điện áp lớn kéo theo phải bù với sự méo tín hiệu điện áp cố định ở đầu ra với mức độ lớn. Bên cạnh đó những bộ nắn dòng còn phải giải quyết vấn đề làm mát bản thân nó, với một hệ số công suất thấp sẽ toả ra một nhiêut lượng lớn, với công suất càn lớn thì nhiệt độ tăng nên yêu cầu hệ số tản nhiệt tăng lên nhiều .Để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu suất sử dụng, cũng như kích thước các thành phần của nguồn điện bằng hiệu quả tản nhiệt đối với nguồn cung cấp. Ở một số nước phát triển bộ nguồn có trang bị PFC là điều bắt buộc.
>>> Xem thêm: bán hpe dl560 Gen10
Có hai kiểu PFC :Active PFC và Passive PFC:
- Kiểu Active PFC được ưa chuộng nhất cho hiệu suất cao nhất. Xét về lí thuyết có thể đạt tới 95%. Kiểu Active PFC dùng mạch điện để điều chỉnh hệ số công suất. Nó cho phép dải điện áp đầu vào rộng. Điều này khiến cho Active PFC được thiết kế phức tạp hơn và đắt tiền hơn. Thông thường, mạch Active PFC làm việc với các bóng bán dẫn kiểu p và n có chứa các hạt tải điện thừa/thiếu electron (gọi là hạt tải điện âm và lỗ trống - dương ).
- Kiểu Passive PFC dùng lọc điện áp với công suất thấp hơn. Passive PFC bị ảnh hưởng khi mức điện áp đầu vào thay đổi nhiều. Passive PFC yêu cầu điện áp đầu vào xoay chiều thiết lập bằng tay. Ví dụ mức khoá 100-110V hoặc 210-230V.
Như vậy bạn có thể thấy nếu PSU của mình có active PFC hoặc Passive PFC thì bạn có thể tin tưởng rằng PSU của bạn cho ra dòng điện rất tốt, công suất lớn, ổn định. Đây có thể là lý do chính để bạn quyết định đầu tư cho 1 PSU có active PFC hoặc Passive PFC, mặc dù giá thành của nó khá cao
>>> Xem thêm: Máy chủ HPE ML30Gen9
|