Răng khểnh (hay còn gọi là răng hổ, răng nanh, răng trắng số 3) là chiếc răng mọc lệch chếch ra ngoài so với những chiếc răng còn lại, tạo nên sự đẹp đẽ, dễ thương đáng yêu của người sỡ hữu. Răng khểnh có thể là răng khểnh 1 bên hoặc 2 bên. Trong tướng số, người có răng khểnh thường là người tự tin, tháo vác trong công việc, tự do phóng túng.
Răng khểnh mọc như thế nào?
Thông thường, vào khoảng 12 – 13 tuổi, trong quá trình thay răng vĩnh viễn, răng nanh có khả năng mọc chếch ra ngoài do răng có sự tự sắp xếp lệch lạc ở cung hàm.
Đối với răng khểnh, có người chỉ có 1 chiếc nhưng có người cũng có 2 chiếc răng, hình dáng của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của các mầm răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, răng khểnh không hề có khả năng hỗ trợ cho việc nhai, nhưng trong một số trường hợp, chúng lại mang tính thẩm mỹ khá cao cho chủ sở hữu.
Răng khểnh 1 bên có tốt không?
Răng khểnh thường là chiếc răng bị mọc lệch, có xu hướng mọc chếch ra phía trước, nhô hơn hẳn so với các răng khác trên cung hàm, tạo ấn tượng nổi bật khi người đối diện nhìn vào hàm răng của bạn. Răng khểnh có thể mọc cả hai bên hoặc răng khểnh 1 bên tùy từng trường hợp.
Theo nhiều người, răng khểnh đem lại vẻ đẹp khác lạ, độc đáo cho chủ nhân, góp phần làm cho nụ cười trở nên duyên dáng, dễ thương hơn, đặc biệt với nữ giới.
Trong nhiều trường hợp, răng khểnh 1 bên có thể khiến hai bên cung hàm không cân xứng với nhau, khi nói, cười, khuôn miệng và gương mặt bị lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Lâu ngày, việc tồn tại một chiếc răng khểnh trên cung hàm sẽ khiến các răng khác có xu hướng bị xô lệch, hàm răng ngày càng trở nên lệch lạc hơn.
Răng khểnh gây sai lệch khớp cắn: Việc trên cung hàm có một chiếc răng mọc lệch so với các răng khác khiến khớp cắn sẽ không được chuẩn nữa, tạo ra hiện tượng kênh, cộm khi khi hai hàm cắn với nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai.
Răng khểnh tạo kẽ hở với các răng xung quanh, dễ gây giắt thức ăn, mảng bám tại đây, gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,…
Răng khểnh 1 bên chồi ra bên ngoài, không có sự liên kết vững chắc với các răng xung quanh nên sẽ dễ bị lung lay, gãy rụng hơn khi gặp phải tác động mạnh.
Răng khểnh dễ thương, duyên dáng nhưng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và ăn nhai. Bởi vậy, bạn nên có các biện pháp khắc phục răng khểnh càng sớm, để các răng trên cung hàm trở nên đều, đẹp, thẳng hàng, khuôn mặt cân đối hơn.
Để biết trồng răng khểnh bên nào đẹp mời bạn xem bài viết này nhé:
http://trongranggia.net/trong-rang-khenh-ben-nao-dep
|