Trong danh sách đặc sản Miền Tây thì có 6 loại rượu ngon tại Miền Tây mà mọi người không thể bỏ qua nếu không sẽ cảm thấy hối tiếc. Cùng Rượu dừa Âu Lạc điểm qua các hảo tửu Miền tây. 1. Rượu dừa Bến Tre: Rượu dừa Bến Tre được xếp vào danh sách ở vị trí số 1 trong số 6 loại rượu ngon tại Miền Tây vì rượu dừa đã khẳng định được thương hiệu của mình đến người tiêu dùng ngày nay. Rượu dừa Bến Tre ngày càng được nhiều người biết đến và đi vào lòng người vì hương vị ngọt ngào mà the the cay cay từ cổ họng xuống đến tận đáy lòng khi thưởng thức. Bến Tre là một tỉnh đã rất nổi tiếng về du lịch, một điểm đến rất hấp dẫn du khách trong các tour du lịch miền tây. Trái dừa được xem như là biểu tượng trái cây của tỉnh và rượu dừa trở thành một đặc sản độc đáo thu hút du khách của Bến Tre. Rượu dừa được ngâm ủ trong trái dừa với nguyên liệu chính là rượu nếp theo một quy trình kĩ lưỡng và thời gian nhất định. Rượu dừa giá tương đối rẻ và phù hợp với người tiêu dùng. Ngày nay có nhiều cơ sở bán rượu dừa tuy nhiên không phải nơi nào cũng bán đúng loại đặc sản rượu dừa Bến Tre này, để tìm mua đúng sản phẩm rượu dừa Bến Tre thì Anh/Chị hãy tìm đến Rượu Dừa Âu Lạc, một cơ sở chuyên bán rượu dừa Bến Tre đã được di truyền 3 đời liên tiếp đến ngày hôm nay. Rượu dừa Âu Lạc chuyên cung cấp sản phẩm rượu dừa Bến Tre trên toàn quốc, mục tiêu của chúng tôi là mang đặc sản vùng sông nước này đến tận tay người tiêu dùng trên toàn quốc. Sản phẩm của Rượu dừa Âu Lạc được rất nhiều khách hàng lựa chọn để dùng trong bữa ăn hằng ngày và cũng được chọn rất nhiều để làm quà tặng vì sản phẩm của chúng tôi có nhiều mẫu mã để lựa chọn. =>> Xem sản phẩm tại Rượu dừa Âu Lạc 2. Rượu đế Gò Đen: Vị trí thứ 2 trong 6 loại rượu ngon tại Miền Tây là Rượu đế Gò Đen. Long An là một tỉnh du lịch miền tây tuy không quá nổi bật về các danh lam thắng cảnh nhưng nơi đây có một loại rượu rất nổi tiếng được nhiều người yêu thích, đó chính là rượu đế Gò Đen. Nguyên liệu dùng để nấu rượu là nếp thường hoặc nếp than nguyên chất không có lẫn gạo. Nếp phải là những hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục, đều. Nếp nấu chín sau khi để nguội thì rắc men vào ủ, những loại men này được tạo ra từ những công thức bí truyền rất đặc biệt. Sau đó cho nước vào ủ trong vài ngày sẽ cho ra những mẻ rượu thơm ngon. Nếu rượu nấu bằng nếp thường thì có màu trắng, còn nấu bằng nếp than sẽ có màu nâu đỏ. Hiện nay nổi tiếng nhất ở Long An về rượu đế Gò Đen là ba xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức. 3. Rượu Xuân Thanh: Vị trí thứ 3 trong 6 loại rượu ngon tại Miền Tây là Rượu Xuân Thạnh. Rượu Xuân Thạnh Trà Vinh là một trong những loại rượu hấp dẫn nhất ở miền tây, được xem như là một danh tửu của vùng đất Nam Bộ. Đây là một loại ruourj mạnh, có nồng độ cao. Rượu do một số gia đình trong cùng dòng tộc tại ấp Xuân Thành, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành nắm giữ bí quyết chưng cất và được sản xuất rất cầu kì từ loại gạo nếp truyền thống với 14 loại men viên khác nhau và 48 loại nấm mốc gia truyền. Rượu Xuân Thạnh sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn, hấp dẫn. Du khách lỡ có uống hơi nhiều thì cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. 4. Rượu Phú Lễ: Phú Lễ là một xã thuần nông thuộc huyện Ba Tri của tỉnh Bến Tre. Nơi đây vang danh khắp đồng bằng sông Cửu Long với thương hiệu rượu Phú Lễ, một trong những loại rượu ngon nhất của miền tây. Rượu được nấu từ loại nếp dẻo được trồng dài ngày cùng với những loại men được chế biến công phu theo các công thức bí truyền của người dân nơi đây. Rượu Phú Lễ mang đến cho du khách những cảm nhận thật khác lạ với hương vị thơm ngon độc đáo. 5. Rượu Sim - Phú Quốc: Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy.
Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim. Trái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt) trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%. 6. Rượu sen - Đồng Tháp: Vị trí thứ 6 trong 6 loại rượu ngon Miền Tây là Rượu Sen - Đồng Tháp. Rượu sen (hồng sen tửu) được nấu theo cách truyền thống từ hạt sen, củ sen, tim sen, nếp và men bột sen vừa đủ. Rượu thường được ủ trong thời gian dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên nếu đã đủ độ thì có thể ủ trong vòng khoảng 3 tháng. Rượu sen (hồng sen tửu) có mùi vị vừa đặc trưng của sen vừa đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, rất thích hợp có mặt trong các bữa tiệc. Có dịp du lịch Đồng Tháp, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu “bí quyết” nấu rượu gia truyền của người dân trong vùng. Theo kinh nghiệm của những người nấu rượu vùng Đồng Tháp, cách nấu rượu sen cầu kỳ từ cách chọn nguyên liệu. Nhụy sen để làm nên loại rượu này phải được thu hoạch từ sớm, khi những hạt sương còn vương trên cây mới tạo được sự tinh túy và hương vị tự nhiên, tao nhã của sen. Quy trình để nấu rượu sen rất công phu với công nghệ sản xuất gia truyền và hoàn toàn tuân theo một quy trình thủ công nghiêm ngặt. Các thành phần của sen như hạt, tim, củ… sau khi thu hoạch ở những cánh đồng sen về sẽ được làm sạch sẽ rồi ủ với men. Loại men này không giống với các loại men rượu bình thường mà được làm từ chính bột của hạt sen. Người ta thường ủ men kéo dài trong thời gian khoảng 7 ngày 7 đêm liên tục. Sau quá trình lên men, hỗn hợp này sẽ được cho vào lò trấu để nấu. Sau đó, tiếp tục được cho vào bình, chum đất hoặc sành đóng kín lại rồi chôn xuống đất. Tùy vào thời gian ủ dưới đất mà cho ra những giọt rượu mang đậm hương vị đặc biệt của sen.
|