Nắm bắt và hiểu rõ những nhượcđiểm của Lean Manufacturing là bí quyết để hoàn thiện mô hình Lean trong kinhdoanh. Vậy nhược điểm của Lean Manufacturing là gì? Có thật Lean là một mô hìnhquản trị hoàn hảo? Hãy cùng LAVAN tìm hiểu những vấn đềmà mô hình Lean đang gặp phải qua bài viết sau.
1. Không thực hiện đúng cách sẽ làm tăngchi phí vận hành
Bạn sẽ phải thay đổi toàn bộcơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vật liệu,… Áp dụng Lean Manufacturing chodoanh nghiệp đồng nghĩa với thay đổi hoàn toàn hệ thống doanh nghiệp hiện tại.Kéo theo đó là các chi phí đổi mới đào tạo, huấn luyện nhân sự cũng tăng theo.Ngoài ra, nếu hệ thống được đổi mới nhưng tư duy làm việc không bắt kịp cũng dẫnđến tình trạng đình trệ, gián đoạn quy trình sản xuất. Các yếu tố trên là nhượcđiểm của Lean Manufacturing làm gia tăng đáng kể chi phí để doanh nghiệp hoạt độngtheo đúng quỹ đạo.
2. Vấn đề với chuỗi cung ứng
Trong triết lý hoạt động củaLean, tồn tại nguyên vật liệu, vật tư dư thừa được xem là lãng phí và hàng tồnkho phải luôn giữ ở mức tối thiểu để giảm sự lưu trữ. Hàng tồn kho, vật tưnguyên liệu của doanh nghiệp không được lưu giữ hơn mức cần thiết. Để nguyên vậtliệu quá mức tối thiểu sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp nên mọi thứ chỉ được dựtrữ ở mức vừa đủ, vừa đúng lúc.
Những vấn đề trên tạo ra trởngại lớn về mặt chi phí và làm giảm năng suất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.Đôi khi các nhà cung ứng cũng khó chấp nhận giao hàng với số lượng ít hoặc vớilịch trình khắt khe để đáp ứng mô hình Lean. Đây là nhược điểm của LeanManufacturing gây ra nhiều áp lực cho chuỗi cung ứng dẫn tới doanh nghiệp thườngxuyên phải thay đổi nhà cung ứng.
Do đó, các công đoạn của quytrình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng. Khi có các sự cố xảyra ngoài ý muốn như công nhân đình công; ách tắc giao thông; nhà cung ứng gặptrục trặc, kẹt hàng ở cảng thường sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống sản xuất phải dừnglại.
3. Ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng
Vì quy trình của LeanManufacturing được thực hiện ở mức vừa khớp, không tồn tại dư thừa nên sẽ dẫn đếnnhiều vấn đề nếu có trục trặc nào phát sinh. Khi có sự cố, doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn trong việc huy động thêm nguồn lực để hoàn thành các đơn hàng. Điềunãy dẫn đến gián đoạn việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng của doanh nghiệp.Việc khách hàng không hài lòng là điều khó tránh khỏi, đây cũng làm yếu tố ảnhhưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
4. Vấn đề với yếu tố con người
Con người là yếu tố quan trọngảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự thành công củatổ chức và cũng tạo nên nhược điểm của Lean Manufacturing. Quy trình Lean được ứngdụng trong sản xuất đòi hỏi thay đổi toàn bộ hệ thống lẫn cách thức làm việc củanhân công. Đôi khi việc đổi mới sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều nhân viên do họ đãquen với cách làm việc cũ. Những nhân viên lâu năm sẽ thấy không hứng thú hoặckhó để đáp ứng những đổi mới trong cách làm việc. Hơn nữa việc thực hiện môhình Lean đòi hỏi các quy trình được cải tiến liên tục. Điều này sẽ gây khókhăn cho cả nhân viên lẫn các cấp quản lý để thích ứng với mô hình mới.
>> Các tiêu chuẩn quản lý chất lượngcủa ISO 9001:2015 dựa trên 7 nguyên tắc tuyệt đối không nên bỏ qua: https://bit.ly/31jnmYX
5. Vấn đề về nhân công, máy móc thiết bị
Lean Manufacturing còn yêu cầuvề đáp ứng nhân công, thiết bị phải vừa đủ. Để hiệu quả làm việc đạt cao nhất,phải đảm bảo máy móc thiết bị, dụng cụ luôn ở tình trạng tốt và chỉ đáp ứngđúng nhu cầu sản xuất. Không được phép có các vật dụng dư thừa trong quy trìnhsản xuất, việc sắp xếp, sàng lọc các công cụ dụng cụ và loại bỏ công cụ dư thừaphải luôn được thực hiện. Do đó khi xảy ra sự cố về nhân công hay công cụ thiếtbị sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiến độ của quy trình sản xuất. Dẫn đến năng suất, sảnlượng sản phẩm không đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng và gây ra nhiều tổn thấtcho doanh nghiệp.
Trên đây là những nhược điểmcủa Lean Manufacturing và các vấn đề mà mô hình này đang gặp phải. Lean khôngphải là một mô hình quản trị hoàn hảo. Ngoài những lợi ích về cải thiện năng suấtvà giảm thiểu lãng phí, Lean Manufacturing cũng tạo nên các vấn đề gây trở ngạicho doanh nghiệp khi liên tục đổi mới hoạt động. Tuy nhiên, nếu biết kiểm soátvà ứng dụng Lean hợp lý, mô hình này sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cạnh tranhcho doanh nghiệp.
>> Để mang lại giá trị tối đa chodoanh nghiệp, cần phải chuẩn hoá để hệ thống quản lý được thiết lập đúng ngay từđầu: https://lavan.com.vn/chuan-hoa-he-thong-quan-ly/ |