Khi đi học, tất cả chúng ta đều được dạy số 4 La Mã được ký hiệu là "IV" thế nhưng nếu nhìn vào mặt của những chiếc đồng hồ đeo tay hay đồng hồ treo tường hiện nay, ở vị trí 4 giờ lại là "IIII" chứ không phải "IV". Do nhà sản xuất dùng sai ký hiệu hay đó là một chiếc đồng hồ fake? Ẩn chứa phía sau vấn đề này là vô số những câu chuyện, cùng tìm hiểu nhé. Yếu tố lịch sửCó một câu chuyện mà các nghệ nhân chế tác đồng hồ kể rằng vua Louis XIV của Pháp (1638 - 1715) sau khi nhận được chiếc đồng hồ với ký hiệu "IV" như thông thường, ông đã không hài lòng và yêu cầu phải sửa lại là "IIII". Ban đầu các nghệ nhân vẫn ra sức giữ chính kiến của mình nhưng nhà vua không đồng tình nên họ đã phải sửa lại theo yêu cầu của ông. Và từ đó số 4 La Mã ở các đồng hồ đều ký hiệu là "IIII". Số 4 La Mã nguyên bản từ thời cổ đại đã từng được ký hiệu là "IIII". Nếu các bán tìm từ khóa về đồng hồ mặt trời được chế tạo trước thế kỷ 19 thì tất cả đều sở hữu ký hiệu "IIII".
Yếu tố thần thoạiTheo một số nhà ngôn ngữ học, mặt đồng hồ phải ghi là "IIII" thay vì "IV" là để tránh động chạm đến thần Jupiter (ngang hàng với thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp), mà theo cách viết theo Latin thì tên của vị thần này là IVPITER.
Tính đối xứngNếu ta chia mặt đồng hồ thành 3 phần với số 4 La Mã ký hiệu là "IIII" thì sẽ có các phần lần lượt là: 4 số bắt đầu với I: I,II,III,IIII 4 số bắt đầu với V: V,VI,VII,VIII 4 số bắt đầu với X: IX,X,XI,XII Hoặc có 1 cách tính khác là nếu chia mặt đồng hồ với ký hiệu "IIII" thành hai nửa thì ta sẽ có mỗi nửa bao gồm 14 ký tự (tính các nét gạch) Thêm một vấn đề nữa là ký hiệu "IV" dễ nhầm lẫn với "VI" nên cách ký hiệu "IIII" sẽ giúp tránh sai sót. Do đó, với một đồ vật vốn gắn liền với biểu tượng của sự chính xác và tinh xảo thì việc viết 4 bằng "IIII" giúp cân bằng tỉ lệ trên bề mặt đồng hồ đến gần sự hoàn hảo nhất.
Tóm lại, xét về nhiều mặt như lịch sử, tôn giáo, tính thẩm mỹ thì cách sử dụng "IIII" thay vì "IV" sẽ thuận tiện và hữu dụng hơn rất nhiều. Nguồn Genk
|