Động cơ nổ là thiết bị bạn dễ thấy trong các máy móc phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hằng ngày như máy phát điện, máy đầm cóc, máy bơm nước, đầu nổ cho ghe thuyền....Tuy nhiên, để sử dụng bền lâu và phát huy hết khả năng của động cơ nổ thì việc hiểu được cấu tạo, cách thức hoạt động, sự khác biệt của các loại động cơ và công dụng của dòng sản phẩm này là rất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin này với Chợ Trực Tuyến nhé.
Xem nhanh thông tin bài viết:
Động cơ nổ là gì? Cấu tạo của động cơ nổ Phân loại động cơ nổ Các công dụng của động cơ nổ
1. Động cơ nổ là gì?Động cơ nổ là một trong những thiết bị quan trọng của các máy chạy bằng xăng hoặc dầu. Động cơ nổ hoạt động theo quy tắc của động cơ đốt trong, chuyển đổi nhiệt năng khi đốt nhiên liệu thành cơ năng để vận hành các máy móc. Chu trình hoạt động của động cơ nổ sẽ bắt đầu bằng bước nạp nhiên liệu vào buồng đốt có xy lanh và piston, sau đó nhiên liệu (hoặc hỗn hợp nhiên liệu không khí và xăng hoặc dầu) sẽ được nén tới áp suất và nhiệt độ cần thiết để đốt cháy và sinh công cho động cơ. Khí đốt cuối cùng sẽ được thải ra ngoài. Chu trình này sẽ được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình chạy động cơ. Động cơ nổ 2. Cấu tạo của động cơ nổCăn cứ trên nguyên tắc hoạt động của máy, động cơ nổ gồm các thành phần sau: - Thân máy: là bộ phận chính có vai trò như một khung máy để bố trí các chi tiết và giải nhiệt cho động cơ.
- Nắp máy: được bố trí trên thân máy để chứa đường nước làm mát, bugi, đường ống nạp, đường ống thải...
- Piston và xy lanh: được bố trí trong buồng đốt, giúp chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt.
- Thanh truyền: là thiết bị giúp truyền chuyển động từ piston qua trục khuỷu
- Trục khuỷu: được đặt trong các ổ trục chính ở thân máy, có nhiệm vụ nhận lực đẩy từ thanh truyền và truyền cho bánh đà theo dạng chuyển động quay.
- Bánh đà: được sử dụng để ổn định số vòng quay trục khuỷu ở tốc độ thấp nhất, đồng thời để khởi động và truyền công suất đến hệ thống truyền lực.
Ngoài các thành phần chính trên, máy nổ còn có các bộ phận khác như: hệ thống làm trơn, hệ thống làm mát, hệ thống nạp và thải, hệ thống nhiên liệu và hệ thống điện động cơ. Cấu tạo của động cơ nổ 3. Phân loại động cơ nổTheo nhiên liệu sử dụng- Máy nổ chạy dầu Diesel
- Máy nổ chạy xăng
- Máy nổ chạy bằng biogas
Dòng máy nổ chạy bằng xăng được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Ưu điểm vượt trội của dòng máy là khởi động nhanh, hoạt động mượt mà với độ ồn thấp. Đặc biệt, động cơ xăng có cấu tạo nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn, giá thành cũng ở mức vừa phải, phù hợp cho nhiều nhu cầu sử dụng. Xem thêm các loại động cơ nổ tại đây: https://chotructuyen.co/dong-co-no.html Theo kỳ sinh côngĐộng cơ 4 kỳ: Để hoàn thành 1 chu trình sinh công, loại động cơ này sẽ cần tới 4 chu kỳ hút - nén - nổ - xả, khi đó piston sẽ di chuyển 4 lần với 2 lần đi lên và 2 lần đi xuống. Do chu kỳ hoạt động nhiều hơn nên động cơ 4 kỳ có cấu tạo phức tạp hơn, nó cần bình chứa nhớt riêng và có thêm hệ thống xupap. Tuy vậy, động cơ nổ lại có độ bền cao hơn, chạy đầm hơn và tọa ra lượng khí thải ít hơn nhiều so với động cơ 2 kỳ. Động cơ 4 kỳ thường dùng trong các loại máy xây dựng, cơ khí. Động cơ 2 kỳ: sẽ có 2 chu kỳ gồm nổ - xả và hút – nén và hi đó piston chỉ cần lên xuống 1 lần để tạo ra một chu trình sinh công của động cơ. Động cơ 2 kỳ có cấu tạo đơn giản hơn, hoạt động mạnh mẽ hơn, êm hơn nhưng lại yêu cầu nhiên liệu xăng pha nhớt và có chi phí bảo trì sửa chữa khá cao. Loại động cơ này thường được sử dụng nhiều trong các loại máy cắt cỏ, máy cưa xích… 4. Các công dụng của động cơ nổĐộng cơ nổ đã có từ lâu nhưng trước đây thường chỉ được sử dụng trong các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng nên ít người để ý và tìm hiểu về thiết bị này. Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị của con người ngày càng tăng, thì động cơ nổ được ứng dụng nhiều hơn và mọi người cũng dễ dàng nhận biết hơn như trên các phương tiện xe máy, trên ghe thuyền, máy phát điện, máy bơm nước, máy nổ bỏng,... Dùng để phát điệnCác loại máy phát điện gắn động cơ nổ được gọi là máy phát điện đầu nổ. Loại máy này được dùng để phát điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, nhất là tại các khu công nghiệp, xí nghiệp, trang trại... nhằm giảm thiểu thiệt hại do gián đoạn công việc trong trường hợp mất điện. Động cơ nổ kết hợp với máy phát điện Kết hợp với các loại máy xây dựngĐộng cơ nổ chạy xăng chuyên dùng để lắp vào các loại đầm cóc, máy đầm dùi, máy cắt bê tông, máy đầm bàn... Động cơ nổ kết hợp với máy đầm cóc, máy đầm dùi, máy cắt bê tông, máy đầm bàn Xem thêm máy xây dựng dùng động cơ xăng tại đây: https://chotructuyen.co/may-xay-dung.html Dùng trong nông nghiệpĐộng cơ nổ cũng có một vai trò nhất định cho nông nghiệp khi cung cấp năng lượng cho các loại máy khác hoạt động như máy bơm nước, máy cắt cỏ, máy cưa xích.... Động cơ nổ dùng trong nông nghiệp Xem thêm máy cưa xích dùng động cơ xăng tại đây: https://chotructuyen.co/may-va-thiet-bi-nong-nghiep/may-cua-xich.html Dùng trong các lĩnh vực khácNgoài các lĩnh vực trên chúng ta còn bắt gặp động cơ nổ trong chế biến thực phẩm như các loại máy xay lúa, máy nổ ngô, máy nổ gạo, máy làm ống thổi.. hay làm động cơ chạy ghe thuyền. Trên đây là các thông tin cơ bản về động cơ nổ mà các khách hàng nên biết. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thế nào là động cơ nổ, các bộ phận, nguyên lý hoạt động, phân loại và công dụng của chúng. Nếu khách hàng quan tâm và cần mua động cơ nổ chính hãng - chất lượng cao, hãy truy cập website chotructuyen.co để xem chi tiết sản phẩm hoặc liên hệ tư vấn và đặt hàng qua số hotline/viber/zalo 0899 00 2020 Đến với chotructuyen.co, khách hàng hoàn toàn an tâm mua sắm vì chúng tôi cam kết chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng của các thương hiệu uy tín, bảo hành chính hãng và có dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng tốt nhất dành cho quý khách. Nguồn: https://chotructuyen.co/tin-tuc/post/dong-co-no-va-nhung-thong-tin-co-ban-khong-the-bo-qua.html
|