Thời gian đăng: 20/2/2021 11:24:16
Tìm hiểu về mổ ruột thừa cùng Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu
Mổ ruột thừa xong có béo không?
MỔ RUỘT THỪA VÀ THẮC MẮC MỔ RUỘT THỪA XONG CÓ BÉO KHÔNG?
Mổ ruột thừa có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không?
Hiện nay, mổ ruột thừa được đánh giá là phương pháp tối ưu trong loại bỏ đoạn ruột thừa bị viêm nhiễm, đặc biệt là tình trạng viêm ruột thừa cấp; khi mà áp dụng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Nếu tình trạng viêm ruột thừa không được loại bỏ ở giai đoạn sớm, thì đoạn ruột thừa bị viêm sẽ vỡ ra, vi khuẩn có hại có khả năng cao tấn công vào khoang bụng và gây ra “hàng loạt” các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.
Vậy mổ ruột thừa có gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không? thì thực tế ruột thừa là bộ phận không quá quan trọng, nên khi phẫu thuật loại bỏ cũng sẽ không gây ra quá nhiều sự thay đổi đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Sau phẫu thuật mổ ruột thừa, chức năng hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Vậy mổ ruột thừa xong có béo (tăng cân) không?
Rất nhiều người sau khi phẫu thuật mổ ruột thừa có biểu hiện tăng cân, béo lên rõ rệt, điều này khiến họ tỏ ra lo lắng, đặc biệt là với những cô gái trẻ luôn coi trọng vóc dáng.
Nguyên nhân của tình trạng béo lên sau mổ ruột thừa được lý giải như sau:
► Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật mổ ruột thừa được truyền dịch (nước biển) giúp cơ thể phục hồi nhanh. Thành phần trong nước biển cũng có thể kích thích cơ thể tăng cân.
► Sau phẫu thuật, chức năng ruột hoạt động bình thường, bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn; nhiều người để đẩy nhanh quá trình phục hồi đã bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hoặc được người nhà chăm sóc đặc biệt… nên cơ thể tăng cân là điều dễ hiểu.
► Bên cạnh đó, việc người bệnh phải nằm nghỉ ngơi trên giường, ít vận động từ 1-5 ngày sau phẫu thuật; cùng chế độ ăn uống đủ chất khiến cơ thể “béo” lên trông thấy.
⇒ Từ những lý giải này, bệnh nhân sau mổ ruột thừa nếu thấy cơ thể tăng cân cũng đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng bình thường không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, hãy biết cách chăm sóc cơ thể và kiểm soát cân nặng của bản thân. Bởi trong nhiều trường hợp, việc tăng cân quá mức có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như: tăng huyết áp, tiểu đường, dạ dày… ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, HẠN CHẾ TĂNG CÂN SAU MỔ RUỘT THỪA
Để kiểm tra tình trạng phục hồi sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân nên đến chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện (đã làm phẫu thuật) hoặc bệnh viện uy tín để được kiểm tra, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm cần thiết và nhận tư vấn, kết luận từ bác sĩ.
Đồng thời, hãy chú ý đến việc chăm sóc vết mổ nhanh phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng sau mổ. Đồng thời, hãy xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học vừa đảm bảo cho sức khỏe vừa kiểm soát được tình trạng tăng cân của bản thân:
1. Chăm sóc vết mổ
- Chăm sóc vết thương sau mổ đúng cách bằng việc thay băng thường xuyên (2 lần/ ngày) để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ (được kê toa sau phẫu thuật), thông thường là thuốc giảm đau.
- Chú ý theo dõi các phản ứng bất thường của cơ thể sau mổ hoặc phản ứng khi sử dụng thuốc…. cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra lại và can thiệp, xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường là thuốc giảm đau. Người bệnh cần chú ý theo dõi những phản ứng bất thường của cơ thể. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc cũng nên liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
2. Chế độ dinh dưỡng cho người sau mổ ruột thừa
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi; bên cạnh đó là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Chế biến những món ăn lỏng, tiêu hóa tốt như cháo, súp trong vài ngày đầu. Điều này cũng phần nào hạn chế tình trạng chướng bụng, tồn đọng thức ăn gây tăng cân.
- Bổ sung đầy đủ nước để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể nhanh phục hồi. Nếu bạn tăng cân, hãy uống 1 ly nước lọc trước khi ăn để khi ăn cảm thấy nhanh no hơn, hạn chế số lượng thức ăn trong 1 bữa.
Lưu ý:
- Cần kiêng ăn những thực phẩm giàu chất béo, hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, chiên, xào… gây kích thích cho hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến táo bón.
- Hạn chế ăn những thực phẩm như rau diếp cá, đậu, bông cải… dễ dẫn đến đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu.
- Tránh xa các loại nước uống chứa cồn (bia, rượu, soda) cho đến khi cơ thể bình phục hẳn. Bởi cồn có thể gây phản ứng với các loại thuốc gây mê còn sót lại trong cơ thể, gây ảnh hưởng tiêu cực, nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Về chế độ sinh hoạt, vận động
- Để phục hồi tốt sau mổ, người bệnh tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng sau ít nhất từ 1 đến 2 tuần, không nên tập thể dục hay vận động mạnh, bưng bê nặng. Bởi thời gian vết mổ bình phục hoàn toàn có thể kéo dài từ 4-6 tuần
- Nghỉ ngơi đầy đủ, có thể đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và giúp cơ thể thấy thư giãn, thoải mái hơn.
- Bên cạnh đó, hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh các áp lực, stress… giúp hạn chế các áp lực lên cơ thể, giúp việc phục hồi diễn ra nhanh hơn.
- Hãy ngủ đủ giấc, ngủ khi cơ thể cảm thấy buồn ngủ và nghỉ ngơi ngay khi thấy cơ thể mệt mỏi
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Địa chỉ của phòng khám: 80–82 Châu Văn Liêm, phường 11, Quận 5.
- Website: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu
- Hotline: 028. 3923 9999 — tư vấn miễn phí 24/24
- Thời gian làm việc: Từ 8h sáng — 20h đêm từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)
https://vtv.vn/goc-doanh-nghiep/da-khoa-hoan-cau-noi-kham-chua-benh-uy-tin-chuyen-nghiep-tai-tp-ho-chi-minh-20210118162227909.htm
|
|