Từ những năm 1980, cà gai leo đã trở thành trung tâm của nền y học, là đối tượng được các nhà khoa học rất quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu diễn ra và cho kết quả về loại dược liệu này. Trong đó, có kết quả ghi nhận có tác dụng rất tốt đối với các bệnh gan như: Hỗ trợ điều trị viêm gan BVào năm 1999, đề tài luận án của tiến sĩ y học: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan, hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng cà gai leo” của bác sĩ/tiến sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã cho kết quả: Khi ứng dụng thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa cà gai leo tại Bệnh viện Quân Y 103, bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan và trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Hơn nữa, tiếp tục dùng sản phẩm sau 3 tháng, bệnh nhân hầu như đều có nồng độ virus trong máu giảm rõ rệt, thậm chí có bệnh nhân được ghi nhận trường hợp âm tính virus. Vốn dĩ cà gai leo có tác dụng tuyệt vời như vậy chủ yếu là do dược chất glycoalcaloid có trong dược liệu, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B và giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của bệnh.  Tác dụng cà gai leo làm chậm sự tiến triển của xơ ganCà gai leo có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan hiệu quả. Điều này đã được chứng minh bởi hai công trình nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu trung ương: “Nghiên cứu tác dụng làm ức chế quá trình xơ gan của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu về tác dụng trên collagenase của cà gai leo”. Kết quả chứng minh được dược chất glycoalcaloid có trong cà gai leo có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm hiệu quả. Công dụng cà gai leo hỗ trợ chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men ganVào năm 1998, đề tài khoa học “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo” từ Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái đã cho kết luận: Dịch chiết từ cây cà gai leo có khả năng bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa quá trình hủy hoại tế bào gan và làm giảm bớt các biểu hiện tổn thương ở gan tốt nhất. Đồng thời, cây cà gai leo còn được GS.TS Nguyễn Văn Mùi (nguyên là phó giám đốc, kiêm chủ nhiệm bộ môn truyền nhiễm tại bệnh viện quân y 103) là người đi đầu trong những công trình nghiên cứu về cà gai leo đã khẳng định: “Riêng việc điều trị các triệu chứng lâm sàng về bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thì cà gai leo đã thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với nhiều dược liệu khác cùng tác dụng. Vì thế mà cà gai leo đã được công nhận là vị thuốc vô cùng quý đối với bệnh nhân gan. Dược liệu cà gai leo hổ trợ điều trị bệnh ganHỗ trợ chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thưDịch chiết toàn phần từ cà gai leo có khả năng chống oxy hóa rất tốt và còn chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, giúp bảo vệ gan hiệu quả. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về cây cà gai leo. Kết quả đã được công bố dịch chiết toàn phần từ cà gai leo với hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%. Đồng thời, dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh về tác dụng ức chế được một số dòng ung thư do virus gây ra như ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. Bên cạnh đó, dịch chiết này còn giúp ức chế được gen gây ung thư do virus. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả, giúp kích thích quá trình tái sinh của tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt. Cà gai leo có công dụng gì?Cà gai leo có công dụng gì? Một câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Theo các nghiên cứu khoa học, cà gai leo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng của cây cà gai leo đối với các bệnh và triệu chứng về gan như: - Hỗ trợ chữa viêm gan virus, đặc biệt đối với viêm gan virus B
- Hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của xơ gan
- Hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan
- Chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
- Hỗ trợ chữa đau lưng, rắn cắn
- Giúp giải rượu, bia
- Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà, cảm cúm, dị ứng.
Ngoài các tác dụng trên, cà dây leo còn được dùng để hỗ trợ điều trị mắt vàng, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt, tê thấp… Nhìn chung, tác dụng của cà gai mang lại rất đa dạng, xứng tầm là thảo dược quý cho sức khỏe con người.  Đối tượng sử dụng cà gai leo- Dùng thường ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ gan tốt nhất và đặc biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đối với các đối tượng như:
- Bệnh nhân bị viêm gan B
- Bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng virus nhưng chưa hiệu quả
- Người có men gan cao, mỡ máu.
- Bệnh nhân bị xơn gan, u gan, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu.
- Đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc và uống nhiều bia rượu.
Cách sử dụng cà gai leo hiệu quả nhấtCũng như nhiều dược liệu khác, sắc nước cà gai leo sẽ là cách dùng thông dụng, dễ thực hiện. Có thể sử dụng cách dùng cà gai leo này để giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần lấy 70g cà gai leo khô, rửa sạch, rồi đem sắc với 1 lít nước. Nước sắc xong để nguội, uống thay nước lọc hàng ngày. Phần bã cà gai leo đã dùng có thể sắc lại lần 2, lần 3 trong ngày để tránh lãng phí. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leoVới nhiều công dụng tuyệt vời, cà gai leo đã được mọi người ưa chuộng và tin dùng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bệnh sẽ được dùng kết hợp với một số dược liệu như cây an xoa, bán chi liên,…nhằm tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về ganBài thuốc 1: Dùng 100g/ngày cà gai leo khô, rửa sạch, sắc với 1.5 lít. Thực hiện đun sôi và cô cạn còn 700ml nước, chia làm 2 phần uống trong ngày. Bài thuốc 2: Dùng gai leo, cây an xoa mỗi vị 30g, bán chi liên 15g. Các dược liệu rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, cô cạn còn 500ml nước, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn. Bài thuốc 3: Dùng gai leo khô 50g, diệp hạ châu, cây dừa cạn mỗi vị 20g. Tất cả dược liệu đem sao vàng hạ thổ, rửa sạch, sắc với 1 lít nước, cô cạn lại còn 400ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.  Bài thuốc chữa đau lưng, chữa tê thấpDùng rễ cà gai leo, rễ xích đồng nam, dây chiều, dây gắm, rễ thổ phục linh, mỗi vị khoảng 500g. Kết hợp vỏ thân ngũ gia bì, dây tơ xanh, dây mặt quỷ, mỗi vị 1kg và lá vông nem (có thể dùng cành), dây đau xương mỗi vị 500g, thêm 500g đường kính trắng. Dược liệu đã được chuẩn bị đem chặt nhỏ, rửa sạch, nấu với nước nhiều lần, cô đặc thành cao, thu được 1 lít cao là chuẩn. Cuối cùng là thêm đường vào, tiếp tục đun nấu để hỗn hợp cô đặc lại còn 700ml là xong, tắt bếp. Cao cà gai leo thu được để nguội ngâm chung với 300ml rượu trắng (30 độ). Đậy kín, chờ cao tan ra hết thì dùng, uống 2 lần/ngày, 30ml/lần. Bài thuốc chữa ho gàDùng rễ cà gai leo 10g và lá chanh 30g. Tất cả dược liệu đem rửa sạch rồi sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọtDùng thân, lá, rễ cà gai leo hãm với nước hoặc sắc nước uống hằng ngày để giải độc gan, thanh nhiệt, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt tốt nhất. Bài thuốc giúp giải rượuCà gai leo có thể nói là một bài thuốc giải rượu tuyệt vời. Vì thế, khi bị say rượu chỉ cần dùng 50g cà gai leo khô hãm nước uống sẽ giúp bạn giải rượu, tỉnh táo, giảm cảm giác mệt mỏi hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng rễ nhai, cọ sát với răng để hạn chế tối đa việc bị say rượu (dùng trước khi uống rượu). Tác dụng phụ của cà gai leo và lưu ýCà gai leo là thảo dược lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên để có hiệu quả sử dụng tốt nhất, người dùng nên quan tâm một số lưu ý sau: Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổiTheo nghiên cứu y học, cà gai leo có chứa một số thành phần dược chất không tốt cho trẻ nhỏ. Thường thì cơ thể của trẻ nhỏ dưới 6 tuổi sẽ chưa hoàn thiện hoàn toàn. Vì vậy, mà cơ thể của trẻ khó có thể thích nghi với các dược chất có trong cà gai leo. Cách tốt nhất là không sử dụng, nếu cố dùng sẽ làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Không sử dụng cà gai leo cho phụ nữ mang thai và cho con búPhụ nữ có thai hoặc đang cho con bú là đối tượng thuộc top nhạy cảm khi dùng thuốc. Vì thế, nên hạn chế dùng cà gai leo để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu muốn dùng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có độ an toàn tốt nhất. Không nên lạm dụng để làm đẹpCà gai leo khá an toàn, người dùng có thể sử dụng sắc hoặc pha nước uống mỗi ngày để cải thiện làn da mụn, cải thiện các vấn đề về sức khỏe như nóng gan, mụn nhọt,…. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều cà gai leo sẽ có thể gây những tác dụng phụ đáng tiếc. Sử dụng cà gai leo khô hay thuốc chiết xuất từ cà gai leo sẽ tốt hơn?Cây cà gai leo khô hay thuốc chiết xuất từ cà gai leo sẽ tốt hơn? Là câu hỏi được đặt ra nhiều bởi người dùng hiện nay. Thực sự thì cây cà gai leo, thuốc cà gai leo đều có công dụng chung, tốt cho người bệnh gan. Cà gai leo là dược liệu thiên nhiên, để sử dụng chúng ta cần có thời gian, muốn dùng thì phải qua bước đun nấu. Nhưng đối với các đối tượng bận rộn không có thời gian thì việc sử dụng cà gai leo trở nên bất tiện hơn. Đó cũng là lý do sản phẩm thuốc cà gai leo ra đời. Thuốc cà gai leo được chiết xuất dạng viên, đóng hộp, sẽ tiện hơn trong việc mang vác, tiện lợi hơn trong mỗi lần dùng. 
|