Có 3 loại trầm cảm chính trong quá trình mang thai và nuôi con nhỏ: “hội chứng baby blues”, “trầm cảm sau sinh”, “trầm cảm khi chăm con nhỏ”. “Hội chứng baby blues” là một biểu hiện nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh. Xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố của mẹ trong lúc mang thai và sau khi sinh. Và hầu như người mẹ nào cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 10 ngày sau khi sinh và sẽ được cải thiện dần trong khoảng 2 tuần. “Trầm cảm sau sinh” là triệu chứng bệnh kéo dài từ 1 ~ 2 tuần và có thể lên đến vài tháng, thậm chí là một năm. Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ người mẹ nào, và được nói rằng cứ 10 người mẹ thì sẽ có 1 ~ 2 người mắc chứng bệnh này. Và cuối cùng, điều đáng lo ngại nhất chính là chứng “Trầm cảm khi nuôi con”. Triệu chứng này xảy ra do sự căng thẳng trong quá trình nuôi con và thay đổi môi trường sống của người mẹ. Đây không phải là một triệu chứng nhất thời có thể tự chữa trị mà cần phải có sự can thiệp của các chuyên gia. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì?
Sau khi sinh, nội tiết tố của mẹ sẽ có sự thay đổi lớn, những căng thẳng tích tụ dần, nhưng cơ thể lại không đủ sức để kháng để cải thiện tình trạng cơ thể. Ngoài ra, trong giai đoạn cho con bú, hay làm việc nhà, chăm con, và bận rộn với công việc ngoài xã hội. Căng thẳng của mẹ cũng sẽ nhiều lên vì không thể ngủ đủ giấc. Cho dù không phải căng thẳng sau khi sinh, nhưng vì chưa quen được sự thay đổi về cách sống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày khi có con, cũng sẽ khiến não bộ mẹ bị quá tải và mệt mỏi. Đây không phải là “Vấn đề về tính cách”, mà là do não bộ bị rối loạn các chức năng. Khiến cho não bộ tiếp nhận mọi thứ xung quanh theo chiều hướng tiêu cực. Khi mẹ giữ trong lòng những phiền não của mình, cũng như những suy nghĩ như “Không thể không làm vì đã làm mẹ rồi” hay “Phải cố gắng hết sức vì con”, thì bạn sẽ rơi vào trầm cảm hơn.
|