Thời gian đăng: 22/10/2021 00:28:51
Sau khi đã giúp các bạn tìm hiểu Supply Chain là gì trong bài viết lần trước, thì hôm nay Ms Uptalent sẽ tiếp tục giúp các bạn tìm hiểu xem Logistics là gì? Tại sao ngành này lại nhận được sự quan tâm của mọi người như vậy? Giờ thì các bạn hãy cùng đồng hành với Uptalent để Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics thôi nào!
Khái niệm Logistics là gì?
Có khá nhiều định nghĩa về Logistics. Sau đây Uptalent sẽ trích dẫn định nghĩa về logistics của Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, Logistics chính là dịch vụ hậu cần. Việc quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng. Hoạt động này bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quản, dự trữ hàng hóa,…, và nhiều việc khác nữa.
Nếu như Supply chain là một mạng lưới liên kết các công ty cùng hợp tác với nhau thì Logictics chỉ là các hoạt động trong phạm vi của một công ty nhất định. Đồng thời hoạt động Supply chain bao trùm cả hoạt động Logistics.
Học gì để làm việc trong ngành Logistics
Để làm việc trong ngành Logistics, các bạn có thể theo học chuyên ngành Logistics tại các trường Đại học như: Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế TpHCM, Đại học Giao thông vận tải TpHCM, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TpHCM, Đại học Quốc tế RMIT và Cao đẳng Kinh tế đối ngoại.
Với những bạn học trái ngành nhưng muốn làm việc trong ngành Logistics thì các bạn nên học những kiến thức cơ bản trước, sau đó tìm cơ hội để thực hành trên các chứng từ Logistics. Tốt nhất bạn nên tìm cho mình một “người thầy”, để có thể chỉ dẫn cho bạn cách làm nghề Logistics trong thực tế.
Hiện tại có rất nhiều trường cung cấp các khóa học về Logistic, các bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình một khóa học phù hợp. Thông qua các khóa học này, các bạn sẽ được học về cách tìm kiếm và phân phối nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, vận tải, chuỗi cung ứng, kiểm soát hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó nhiều khóa học còn dạy bạn cách nghiên cứu các chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế.
Việc tham gia các khóa học Logistics là rất cần thiết và vô cùng hữu ích. Bởi vì các khóa học này sẽ giúp bạn có định huớng rõ ràng nhất về ngành Logistics.
>>>> Xem thêm: Làm thế nào để tuyển dụng Logistics Manager giỏi?
Sales Manager
TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác)
Sau khi tốt nghiệp ngành Logistics, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Chẳng hạn, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, các công ty vận tải hoặc là các phòng ban (thu mua, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, quản lý kho vận,…) của các công ty có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Dưới đây là các vị trí công việc trong ngành Logistics mà bạn nên biết:
- Nhân viên lên kế hoạch / phân tích dữ liệu
- Nhân viên thu mua
- Chuyên viên kiểm kê
- Nhân viên quản lý hàng hóa
- Điều phối viên về vận tải
- Điều phối viên sản xuất / Phân tích viên
- Nhân viên xuất nhập khẩu
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số công việc có liên quan đến Logistics và Supply chain khác như: thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa,…
Mức lương ngành Logistics
Theo đánh giá của Uptalent, mức lương trong ngành Logistics hiện thuộc hàng “top” tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể, mức lương khởi điểm của ngành này vào khoảng 6 – 7 triệu / tháng. Với những vị trí cấp quản lý, mức lương thường từ 3.000 USD / tháng trở lên.
Dưới đây là mức lương ngành Logistics phân theo cấp bậc:
- Logistics Officer: 300 – 700 USD / tháng.
- Logistics Supervisor (1-2 năm kinh nghiệm): 1.000 – 1.500 USD / tháng.
- Logistics Manager (từ 3 năm kinh nghiệm trở lên): 1.000 – 4.000 USD / tháng, cao nhất có thể trên 5.000 USD / tháng.
- Logistics Director (trên 8 năm kinh nghiệm): 4.000 – 6.000 USD / tháng.
- Supply Chain Director: 5.000 –7.000 USD / tháng.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam
Cơ hội nghề nghiệp khi học Logistics
Với những kiến thức và kỹ năng bạn học được khi theo học ngành Logistics thì có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho bạn. Đặc biệt trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay bạn sẽ không phải lo “thất nghiệp” khi học Logistics.
Mặt khác, tại các công ty hoạt động về Logistics, có rất nhiều vị trí công việc khác nhau để bạn lựa chọn. Bạn có thể dựa trên năng lực và sở thích mà chọn cho mình công việc phù hợp tại các phòng ban nghiệp vụ của các công ty Logistics.
Thống kê cho thấy, trong tổng số hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trên cả nước thì có đến 800 – 900 doanh nghiệp là ở Tp.HCM. Trung bình mỗi tuần có thêm 1 doanh nghiệp Logistics đi vào hoạt động hoặc đăng ký thêm dịch vụ Logistics. Chính sự “bùng nổ” mạnh mẽ này của ngành Logistics mà nhân lực cần cho ngành này thiếu hụt trầm trọng.
Mặt khác, ngành Logistisc hiện đóng góp khoảng 21% GDP cả nước. Điều này cho thấy lợi nhuận ngành Logistics mang lại cho nền kinh tế cả nước thật quá đỗi “kinh ngạc”. Chính vì vậy, ngành Logistic chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai và cơ hội nghề nghiệp cho những bạn theo học Logistics sẽ càng rộng mở.
Hy vọng qua những gì Uptalent chia sẻ trong bài viết này, các bạn đã hiểu được Logistics là gì? Đồng thời sau khi Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics, các bạn sẽ có định hướng tốt nhất để có một sự nghiệp thành công trong ngành này.
|
|