Thời gian đăng: 21/2/2022 09:03:30
Da cá sấu được dùng làm vật liệu cho nhiều phụ kiện
Da cá sấu thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện thời trang như túi xách, dây lưng, giày … So với giá quyển menu bìa dacác loại da khác tuy không được xếp vào top da thượng hạng nhưng da cá sấu có vân đặc biệt và giá có phần cao hơn da bò hoặc một số loại da khác.
Da cá sấu có bền không và thời gian sử dụng được bao lâu
Da cá sấu sau khi trải qua quá trình thuộc da sẽ giữ lại được nguyên lớp vảy đặc trưng sần sùi. Được đánh giá là bán quyển menu bìa damột loại da mỏng vậy da cá sấu có bền không?
Độ dày của da cá sấu có phần khiêm tốn bù lại độ dẻo dai lại được xếp hạng cao nếu như được thuộc da bởi những người thợ có tay nghề và dây chuyền công nghệ thì độ bền của da cá sấu không kém cạnh các loại da khác. Ngoài độ dai thì một số ưu điểm khác như dễ đánh bóng, độ thoáng khí cao, không tĩnh điện và ít bị chịu ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ và độ ẩm nên các phụ kiện được làm từ da cá sấu được rất nhiều người yêu thích.
Nhờ lớp vảy chắc chắn và độ dai lý tưởng tuổi thọ của da cá sấu thường là 5 năm và có thể kéo dài đến 10 năm nếu như được thuộc tốt, bảo quản tốt.
Da cá sấu có bị thấm nước hay không?
Rất nhiều người vẫn đang cho rằng da cá sấu không bị thấm nước và vô tình đã khiến những món đồ da cá sấu họ đang dùng bị giảm sút tuổi thọ do tiếp xúc với nước nhiều lần. Có một điều nên nhớ là bất kể loại da tự nhiên nào đều sẽ bị thẩm thấu nước chỉ là mức độ thẩm thấu nhiều hay ít và da cá sấu cũng không ngoại lệ.
Do đặc thù môi trường sống nên da cá sấu có khả năng kháng nước tốt hơn các loại da khác. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền, bóng của da khi gia công người ta vẫn phủ lên bề mặt da một lớp sáp để bảo vệ và tăng tính chống thấm cho da cá sấu.
Tính thấm nước của da cá sấu còn phụ thuộc vào đó là bộ phận da nào trên cơ thể cá sấu ví dụ như da phần da gù dày hơn sẽ có khả năng chống thấm cao hơn da bụng.
Phân loại da cá sấu và đặc tính của từng loại da
1. Phân loại theo bộ phận
Mỗi vùng da trên thân cá sấu đều có đặc tính khác nhau và được sử dụng cho các sản phẩm khác nhau và da cá sấu cũng được phân loại theo các vùng đó bao gồm 5 loại:
Phần da gù cá sấu: Da gù hay còn được gọi là da ở phần gáy điểm nối giữa đầu và lưng cá sấu với nhau. Với 6 vảy lớn tập trung gần nhau nên phần da gù được nhiều người săn đón bởi cho rằng đây là số 6 tài lộc mang lại may mắn khi sử dụng. Một phần vì thế nên các sản phẩm được làm từ phần da gù có giá cao hơn hẳn so với các vùng da khác. Phần gia gù dày và cứng có khả năng chống thấm tốt và thường được dùng để làm ví da, túi xách …
Phân loại da cá sấu
Da cá sấu có nhiều phần sử dụng cho nhiều loại đồ da khác nhau
Da lưng cá sấu: Là phần da được lấy từ lưng cá sấu có vân là những gai nhỏ xếp thành 2 hàng chạy dọc thân cá sấu, phần da lưng chủ yếu là chất sừng nên rất cứng, khi thuộc da cần phải xử lý cho chúng mềm đi mới có thể chuyển qua gia công thành phẩm được.
Da đuôi cá sấu: Vân da đuôi được xếp thành hình cánh buồm chạy dọc hết phần đuôi cá sấu, phần da đuôi khá mềm nên dễ gia công. Tiết diện da đuôi khá nhỏ nên được sử dụng làm các phụ kiện nhỏ như ví da, dây đồng hồ …
Da bụng: bề mặt da phẳng và tiết diện lớn, vân da là những ô vuông xếp liền kề nhau. Phần da bụng mỏng hơn các phần khác nhưng có độ bền cao và được sử dụng làm những túi xách lớn, ví, giày …
Da hông: là phần da được lấy từ hai bên hông cá sấu có bề mặt phẳng vân đặc trưng có hình dáng như những viên bi tròn nhỏ nổi lên. Phần da hông cá sấu còn được gọi là da bông bi.
2. Phân loại theo loài cá sấu
Có rất nhiều loại cá sấu trên thế giới và không phải loại nào cũng có vân da và các đặc tính giống nhau. Dưới đây là một số loại da cá sấu thường được bán trên thị trường và đặc điểm nhận dạng:
Da cá sấu Alligator: Cá sấu Alligator có phần thân dài, cuống họng và vòm mõm rộng, phần da ở bụng có hình vuông và hơi bo tròn lớp vảy 2 bên sườn đều nhỏ và vân khá đẹp. Đặc biệt phần da xung quanh rốn tập trung lại trông giống như tổ nhện dài có vẻ giống như 1 tổ nhện dài.
Da cá sấu Crocodile: Da cá sấu Phần thân ngắn, tròn phần da đuôi và da miệng khá hẹp. Vân da bụng tạo thành những ô vuông, vân da hai bên sườn hình tròn khá to không giống với bông bi ở những loại cá sấu khác.
Da cá sấu Porosus Nova Guinea: Đặc điểm nhận dạng là phần thân ngắn, tròn, cuống họng và đuôi hẹp. Vân da bụng có hình vuông nhưng các góc cạnh được bo tròn, da hai bên sườn vân nhỏ và san sát nhau.
icon chia sẻ đẹp Có thể bạn quan tâm: Phân biệt dây da cá sấu liền và nối
Những ưu điểm nổi bật khiến da cá sấu được ví như “kim cương” trong các loại da
Không phải ngẫu nhiên mà da cá sấu được gọi là kim cương trong các loại da. Một phần vì vân da đặc biệt nhiều kiểu dáng và góc cạnh, có độ bóng đẹp như những viên kim cương. Một phần khác vì những ưu điểm nổi bật của da cá sấu có thể kể đến như:
Chất da mỏng nhẹ, mềm dẻo, có độ đàn hồi tốt, bề mặt da không có nếp gấp khi bị gập hoặc uốn cong sẽ nhanh chóng phẳng trở lại.
Ưu điểm nổi bật của da cá sấu
Da cá sấu có độ bền cực cao, đẹp tạo nên những món đồ da sang trọng
Tính năng sử dụng bền bỉ theo năm tháng khi da cá sấu có tuổi thọ 5 – 10 năm, tính chất da đặc biệt nên không bị bong tróc và khó có thể bị trầy xước trừ khi bị va quệt quá mạnh. Tĩnh điện và ít bị tác động xấu từ môi trường bên ngoài nên các phụ kiện được làm từ da cá sấu có phần dễ bảo quản hơn các loại da khác.
Vân da đặc trưng không con nào giống con nào. Điều đó mang lại tính “độc đáo” và “độc nhất” cho tất cả các sản phẩm được làm từ da cá sấu. Sang trọng với đồ da và đẳng cấp đến từ da cá sấu.
Những việc cần làm để tăng tuổi thọ cho da cá sấu
Da cá sấu có bền không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ngoài những yếu tố thuộc về tính chất của da hay kỹ thuật thuộc da thì trong quá trình sử dụng người dùng cũng phải biết cách bảo quản để đồ da luôn bóng đẹp và lâu bị hỏng.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ cho các tín đồ của đồ da cá sấu:
– Luôn để đồ da cá sấu nơi khô ráo, thoáng mát. Tuy khả năng kháng nước tốt và ít bị tác động bởi ngoại cảnh nhưng về bản chất thì da cá sấu vẫn được cấu tạo bởi protein và lớp sừng, vẫn có lỗ chân lông nên vẫn bị thấm hút một lượng nước nhỏ khiến da bị ẩm mốc.
– Đồ da bị ướt nên dùng khăn mềm lau khô và để khô tự nhiên. Không được giá sổ tay bìa da dùng máy sấy hoặc phơi nắng. tác động nhiệt quá cao khiến da bị khô và nứt nẻ.
– Thường xuyên đánh bóng và vệ sinh đồ da đúng cách, không dùng các hóa chất tẩy rửa quá mạnh dễ khiến da bị phai màu và hóa chất khiến da bị mủn và nhanh hỏng.
|
|