Đây là ý nghĩa và cách đọc tên, số hiệu của một con CPU Intel. Các bạn xem qua để biết được ý nghĩa con chip trong chiếc laptop, desktop của mình nhé. Thương hiệu, hay gọi là family cũng được Cách đặt tên của Intel luôn bắt đầu bằng thương hiệu của dòng chip xử lý, hiện nay là Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron và Intel Xeon (dòng này chủ yếu dùng cho server, máy trạm, bạn sẽ ít thấy). Ngày xưa có thêm Intel Atom nữa. Trong số này, Intel Core sẽ là cái phổ biến nhất khi bạn đi mua máy tính, dù là tự ráp máy bàn hay laptop. Dòng chip Lấy ví dụ với thương hiệu Intel Core, hiện nay có các dòng như sau: Core i3 Core i5 Core i7 Core i9
Các dòng này được xếp theo thứ tự tăng dần về hiệu năng, sức mạnh và cả các tính năng phụ trợ. Ví dụ, Core i9 thì chắc chắn mạnh hơn Core i5, và Core i5 thì mạnh hơn Core i3. Bù lại càng lên cấp cao hơn thì đắt tiền hơn. >>> Xem thêm: máy chủ hpe proliant dl360 gen10
Thế hệ chip Với các dòng chip phổ biến, theo sau chữ Core iX thì sẽ là 4 con số có vẻ khá là ngẫu nhiên. Trong đó 1 hoặc 2 số đầu sẽ cho bạn biết thế hệ chip là gì. Ví dụ, với một con chip có số 9800, có nghĩa là nó sử dụng kiến trúc Intel Core thế hệ thứ 9, hoặc 8800 là Core thế hệ 8. Từ đời Intel Core thế hệ 10 trở đi thì nó sẽ trở thành 10XXXX. Số hiệu SKU Số SKU là các con số nằm sau thế hệ chip, nó cho bạn biết được thứ tự mà các con chip này được phát triển và cũng thường cho bạn biết được sức mạnh (số cao hơn thì chip mạnh hơn). Tuy nhiên bạn chỉ được so sánh chúng trong cùng thương hiệu, cùng dòng chip, cùng thế hệ chip thôi, còn khác thế hệ thì mọi thứ đã khác hẳn rồi. Product Line Suffix (hậu tố dòng sản phẩm) Các hậu tố đi sau sẽ cho bạn biết về đặc tính sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn thấy chữ U thì nó là dòng chip tiết kiệm điện dùng cho laptop mỏng nhẹ, máy 2 trong 1, máy lai có màn hình cảm ứng. Trong khi đó, kí tự XE thì cho bạn biết đó là con chip “Extreme” với sức mạnh rất kinh khủng, dành cho những chiếc máy bàn cày trâu bò. Riêng với dòng Intel Core thế hệ thứ 10, các dòng chip có chữ G sẽ cho bạn biết rằng chúng sở hữu bộ xử lý đồ họa mới hơn, mạnh hơn. Các con chip dòng G của Intel Core thế hệ 10 sẽ có cách đánh số hơi khác một chút, đó là 2 số chỉ thế hệ (10), sau đó là 2 số SKU, chữ G, và một số nữa để bạn biết mức độ mạnh yếu của bộ xử lý đồ họa. >>> Xem thêm: máy trạm là gì
Còn với các dòng Intel Core thế hệ 10 mà bạn thấy có chữ U, Y, H, K… thì chúng đi theo cách đặt tên như các đời trước, không có gì cần lưu ý. Ý nghĩa cụ thể của các hậu tố như sau G1 - G7: các dòng chip có tích hợp bộ xử lý đồ họa (GPU) thế hệ mới - Iris Plus F: cần có card đồ họa riêng thì máy tính của bạn mới chạy được H: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop HK: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop, mở khóa nhân để có thể ép xung HQ: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop, 4 nhân K: mở khóa hệ số nhân, có thể ép xung S: phiên bản đặc biệt - Special Edition T: tối ưu cho điện năng tiêu thụ U: dòng chip tiết kiệm điện dành cho laptop Y: dòng chip siêu tiết kiệm điện, chủ yếu cho laptop siêu mỏng, nhỏ nhẹ
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội - Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644 - CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10 Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399 - Email: hotro@maychuhanoi.vn - website: https://maychuhanoi.vn/ - facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi >>> Xem thêm: máy chủ hpe proliant dl380 gen10
|