1. Có nên bảo dưỡng xe đạp tập không?
Xe đạp tập thể dục là thiết bị hỗ trợ rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì độ bền và sự hiệu quả của xe đạp thì bạn cần chú trọng việc bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. Bạn nên có lịch bảo dưỡng thiết bị định kỳ để hạn chế những sự cố và nguy hiểm khi tập.
Xe đạp tập hoạt động trơn tru giúp việc luyện tập đạt hiệu quả tốt hơn, cũng như tránh khỏi những nguy cơ bị chấn thương bất chợt. Chính vì thế, bạn cần thường xuyên bảo dưỡng xe đạp tập.
Lưu ý: Ngoài việc bảo dưỡng đều đặn để vận hành tốt, bạn cần biết thương hiệu mua bán thiết thể thao uy tín trên thị trường hiện nay. Để tránh các trường hợp mua phải hàng nhái bảo trì kỹ càng nhưng hoạt động cũng không được như bình thường.
Đọc ngay: 5 kinh nghiệm chọn mua xe đạp tập thể dục bạn không nên bỏ qua Tại Đây
2. Vấn đề thường gặp khi bảo dưỡng xe đạp tập.
Mặc dù, xe đạp tập thể dục tại nhà là thiết bị gặp hư hỏng nhưng nếu bạn sử dụng quá mức cho phép sau thời gian dài, xe cũng dễ gặp trục trặc, hỏng hóc. Dưới đây là những lỗi xe đạp tập thể dục thường gặp, bạn có thể tự sửa chữa tại nhà.
2.1. Trục trặc tay cầm lái
Tay lái là một bộ phận phải chịu lực nên dễ xảy ra trục trặc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý đến âm thanh phát ra từ xe, có thể là do lỗi ốc vít. Bạn có thể khắc phục âm thanh này bằng cách kiểm tra lại hệ thống ốc vít, dùng cờ lê siết chặt. Sau đó, tiến hành thêm dầu nhớt vào điểm nối để hệ thống được trơn tru, hạn chế ma sát gây tiếng động khó chịu.
2.2. Bánh đà phát ra âm thanh
Sau thời gian dài sử dụng, hệ thống bánh đà của xe có thể phát ra tiếng kin kít. Đây là hiện tượng bộ phận này bị khô dầu hoặc trục bánh đà bị hao mòn. Cách khắc phục đơn giản, bạn chỉ cần tra dầu vào bánh và kiểm tra lại khi bánh xe hoạt động còn xảy ra tiếng không. Trường hợp, bánh đà quá cũ bện nên thay mới để xe hoạt động êm ái hơn.
2.3. Bàn đạp của xe bị vỡ
Bàn đạp là bộ phận được tác động lực lên nhiều nhất. Chính vì thế, bàn đạp có thể bị nứt vỡ. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên thay bàn đạp mới. Bạn có thể mua linh kiện này tại đơn vị cung cấp xe đạp tập thể thao.
2.4. Phanh xe bị ăn mòn
Nếu bánh đà cản lực yếu, phanh xe không ăn hơn ban đầu, hiệu quả luyện tập của bạn có thể giảm đi. Bài tập xe sẽ không còn nhiều lực tác động nữa. Đây là hiện tượng phanh xe bị ăn mòn hoặc má phanh bị trục trặc. Cách khắc phục tốt nhất là tháo bộ phận phanh xe và kiểm tra. Nếu dây phanh hay má phanh hao mòn thì bạn có thể mua hoặc thay mới.
2.5. Bánh đà không hoạt động
Bánh đà ngưng hoạt động sẽ khiến quá trình luyện tập của bạn bị gián đoạn. Nguyên nhân có bộ phận truyền động phía bên trong xe bị đứt. Lúc này, việc cần làm là bạn tháo vỏ bánh xe đạp, thay mới dây xích của bánh đà. Xe sẽ vận hành tốt, trơn tru bình thường trở lại.
Một số mẫu xe đạp tập thể dục của RitaVõ Sport chất lượng cao
Để giảm cân, có sức khỏe bền bỉ và có một vóc dáng thon gọn, thiết bị hỗ trợ tập thể thao cần có chất lượng và độ bền cao.
Gợi ý: 5 tiêu chí lựa chọn xe đạp tập thể dục hiệu nào tốt, bỏ túi ngay
3. Cách bảo quản xe đạp tập tại nhà
Công tác bảo quản xe đúng kỹ thuật và đúng cách sẽ giúp thiết bị hỗ trợ tập thể thao có tuổi thọ kéo dài và đảm bảo hiệu quả cho người tập. Dưới đây là các cách bảo dưỡng xe đạp tập tại nhà:
3.1. Đặt xe ở nơi có bề mặt bằng phẳng
Trước khi mua xe đạp tập thể dục, bạn cần xác định vị trí lắp xe trong nhà. Vị trí thích hợp trong nhà là nơi có bề mặt bằng phẳng vững chắc, thoáng mát, hạn chế ánh nắng trực tiếp, hạn chế có các vật dụng cản trở quá trình luyện tập. Điều này có ảnh hưởng đến chế độ và hiệu quả luyện tập, thế nên bạn nên cân nhắc vị trí bằng phẳng.
3.2. Thường xuyên tra dầu cho xe
Sau thời gian hoạt động, xe thường có hiện tượng trùng dây xích, trục trặc xe khô dầu. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra và thêm dầu cho xe định kỳ để xe hoạt động trơn tru, hạn chế tối đa tiếng ồn khó chịu và tăng tuổi thọ của sản phẩm. Bạn có thể sử dụng các loại dầu sau để tra cho xe: dầu dạng khô, dạng ướt, dạng sáp… Bạn có thể mua các loại dầu này tại nơi bạn mua hoặc các cửa hàng bán dầu nhớt.
3.3. Căn chỉnh yên để chống rung lắc
Yên xe là bộ phận giúp bạn luyện tập thoải mái hơn khi ngồi. Tuy nhiên, độ cao thấp của yên xe không phù hợp có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm và hiệu quả luyện tập của bạn. Chính vì thế, bạn cần điều chỉnh yên xe phù hợp với cơ thể để việc luyện tập không bị rung lắc hay quá mỏi lưng. Điều chỉnh yên xe phù hợp sẽ giúp chân bạn có thể chạp bàn đạp vừa đủ, tác động lực tốt hơn.
3.4. Kiểm tra và vệ sinh xe định kỳ
Để bảo quản xe tốt nhất, bạn nên dành thời gian vệ sinh sau khi tập với xe. Bạn nên dùng vải mềm lau nhẹ những bề mặt đã tiếp xúc. Đối với xe đạp sử dụng xích bạn nên tra dầu để bôi trơn thường xuyên để xe hoạt động trơn tru hơn. Những bộ bận cần được bảo dưỡng là bàn đạp, dây curoa, thân xe, yên xe, màn hình điều khiển… bạn nên kiểm tra thường xuyên. Trong trường hợp không thường xuyên sử dụng, bạn nên dùng một mảnh vải mềm để trùm lên xe.
4. Một số lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng xe đạp tập thể dục tại nhà
Nhìn chung thì việc bảo dưỡng xe đạp thể dục tương đối đơn giản, nếu bạn nắm được nguyên lý chủ chốt. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý những chi tiết sau:
Các lưu ý quan trọng bảo dưỡng xe đạp tập thể dục tại nhà
Bạn cần chuẩn bị đủ dụng cụ cần thiết để tháo xe đạp tập cũng như lắp vào đầy đủ để đảm bảo thiết bị không bị hỏng.
Kiểm tra phiếu bảo hành trước khi từ ý tháo lắp bảo dưỡng xe đạp tập thể dục. Nếu còn thời gian bảo hành bạn nên gọi cho nhân viên chuyên môn để bảo vệ xe đúng cách.
Bạn nên lựa chọn địa chỉ cung cấp xe đạp thể dục uy tín và chất lượng để xe vận hành tốt trong thời gian dài và sau thời gian bảo dưỡng.
Có thể bạn quan tâm: