NGUYÊN NHÂN BỊ GHẺ MÃI KHÔNG KHỎINguyên nhân gây bị ghẻ mãi không khỏi là do ký sinh trùng. Bị ghẻ có 2 dạng: ghẻ đực - ghẻ cái.
Thông thường, ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Ghẻ cái có nhiều loại và có thể truyền từ động vật sang người.
Các yếu tố nguy cơ khiến bị ghẻ xuất hiện gồm:
- Sống ở môi trường đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém.
- Người có sức đề kháng kém như: ghép tạng, bị nhiễm HIV, người già,... dễ bị ghẻ hơn.
- Tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với người mắc bệnh ghẻ.
Một số đặc điểm nhận dạng cái ghẻNgứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm do ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực
Tổn thương da đỏ rải rác khắp thân mình, bong vảy do bị ghẻ mãi không khỏi. Đôi lúc có các nốt và sẩn đóng vảy xuất hiện ở các kẽ, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, bàn chân, dương vật, môi lớn, quầng vú ở nữ
Các luống ghẻ có cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, thẳng dài 1-10mm do ghẻ trong lớp sừng
Sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím
Mụn nước, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân
Xuất hiện những vết xước, vảy da, đỏ da, rát thâm. Bị ghẻ mãi không khỏi có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ
Ghẻ vảy có mảng dày sừng, dày lên và loạn dưỡng móng, khô các vùng da còn lại
BỊ GHẺ MÃI KHÔNG KHỎI CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM GHẺ HIỆU QUẢ Vì những lý do không rõ ràng, người bị ghẻ mãi không khỏi thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu.
Phát hiện sớm, điều trị sớm.
Điều trị cùng lúc với người bị ghẻ trong gia đình, tập thể.
Không cào gãi vì có thể gây nhiễm khuẩn.
Cách ly người bệnh.
Không dùng chung quần áo, chăn ga,..
Soi tìm dưới kính hiển vi để thấy cái ghẻ, trứng ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ
Sử dụng dermoscopy
Sử dụng phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase trong đó DNA của ký sinh trùng ghẻ được tìm ra từ vảy da
Chẩn đoán dựa vào đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch tễ.
THUỐC ĐIỀU TRỊ KHI BỊ GHẺ MÃI KHÔNG KHỎI HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY+ Thuốc uống kháng histamin: hydroxyzine hydrochloride, chlorpheniramine, diphenhydramine dùng trước khi đi ngủ buổi tối.
+ Kem bôi chứa corticoid: dùng khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc diệt ghẻ.
- Thuốc tiêu diệt cái ghẻ:
+ Permethrin 5%: dùng 1 lần/ mỗi tuần.
+ Lindane 1%: dùng 1 lần/ mỗi tuần.
+ Crotamiton 10%: dùng liên tục 3 - 5 ngày.
+ Benzyl benzoate 10%: dùng liên tục 3 - 5 ngày.
+ Mỡ lưu huỳnh 2 - 10%: dùng liên tục 3 ngày.
+ Ivermectin: chỉ dùng một liều uống duy nhất, nếu cần có thể lặp lại sau đó 2 tuần.