Thời gian đăng: 14/6/2014 21:35:49
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng (CĐ) – Đại học(ĐH) 2014 sẽ diễn ra. Vào thời điểm này, hàng loạt các lò luyện thi lại “nóng”hơn bao giờ hết.
Quảng cáo rầm rộ và những chiêu trò
Những ngày này, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc cũng là lúc các lòluyện nhộn nhịp vào mùa chạy đua. Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiệnchương trình thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi, trong đó 2 môn Văn, Toán là bắtbuộc, 2 môn tự chọn. Chính điều này đã khiến nhiều học sinh lựa chọn luôn mônthi ĐH của mình cho kỳ thi tốt nghiệp, nhằm giảm sức ép và hạn chế việc phải ônnhiều môn một lúc. Đó cũng là lý do mà các lò luyện thi năm nay được mở sớm hơnmọi năm, các sỹ tử đua nhau tìm đến những nơi này từ rất sớm.
Không quá khó để có thể tìm được các lò luyện thi vào thời điểm này. Chỉ cần đingang qua bất kỳ con phố nào có các trường THPT và các trường ĐH thì nơi đó cótrung tâm luyện thi. Các trung tâm luyện thi mọc lên như nấm với các biển quảngcáo rất bắt mắt và lọt tai: “Cô A dạy Văn trên VTV”, “Thầy B kinh nghiệm dạyToán”, “Cô C chuyên luyện thi khối B”. Nhằm thu hút và giữ chân thí sinh, cáclò luyện đã đưa ra hàng loạt những chiêu trò để phục vụ “ thượng đế”. Từ phòngcó điều hòa, chỗ ngồi thoáng mát, giảm 5- 20% khi đăng ký sớm, đăng ký họcnhóm, học thử miễn phí, đội ngũ giáo viên giỏi của các trường ĐH, đảmbảo đỗ 100%... Chưa biết thực hư thế nào nhưng nghe qua thì rất hấp dẫn và các“thượng đế” sẽ thấy khá “ưa” những lời quảng cáo như vậy.(Xem thêmdiem thi daihoc tạiđây)
[center][/center]
[center]Lò luyện thi “khủng” ở phố Chùa Bộc.[/center]
Theo khảo sát của PV, năm nay phí luyện thi tăng hơn so với năm trước khoảng15%. Hiện tại, phí học mỗi ca ở các trung tâm luyện thi ở Hà Nội phổ biến cógiá từ 30.000 - 35.000 đồng, tùy môn vàtùy vào “thương hiệu” thầy cô giáo. Trung bình, một buổi học hai ca có giá từ60.000 - 70.000 đồng, một tuần học 3 buổi (6 ca). Theo tính toán của chúng tôi,mỗi thí sinh sẽ phải trả 360.000 - 440.000 đồng/môn/tháng, hay hơn 1,3 triệuđồng nếu luyện cấp tốc các môn tự nhiên và trên 1 triệu đồng đối với các môn xãhội.
Trung tâm luyện thi tại phố Chùa Bộc được các sĩ tử dành những lời ca ngợi hếtsức tâm đắc, chúng tôi chứng kiến cảnh hình ảnh sĩ tử nườm nượp lui tới đăng kýôn, luyện thi. Càng gần ngày thi ĐH, lượng sĩ tử đổ về trung tâm để ôn, luyệnthi cấp tốc tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường. Số ca học theo đó cũng đượcbố trí dày thêm. Theo lịch, các lớp ôn thi cấp tốc được tổ chức tất cả các ngàytrong tuần, các ca học tiếp nối nhau. Thời gian thường bắt đầu từ 7g30 và kếtthúc vào khoảng 21g hàng ngày. Phần lớncác lớp ôn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn học ban ngày đều đã đầy học sinh, chỉcòn một số lớp buổi tối học từ 18-21g là còn chỗ. Các lớp luyện thi khối C,nhất là Lịch sử và Địa lý thì khá vắng, chỉ đạt 2/3 số chỗ ngồi. Phòng học rộngkhoảng 200m2, gồm 10 dãy bàn, mỗi bàn dài khoảng 1,2m, khoảng cách giữa mỗi dãybàn chỉ đủ một người đi, nhưng cũng phải len lỏi khá khó khăn. Trên mỗi bàn họcđều được đánh số thứ tự, con số này lên tới khoảng 700 chỗ ngồi. Em Đào QuốcBảo, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú cho biết: “Phải đến sớm 1 tiếng mớicó chỗ ngồi vì lớp đông lắm, đến sát giờ phải ngồi cuối không nghe thấy gì chịạ”.
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, tại các lò luyện thi cấp tốc khác nằmgần trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, khu vực phố Lê Thanh Nghị (quậnHai Bà Trưng)… trong những ngày này cũng hút một lượng lớn sĩ tử. Trong khôngkhí ngột ngạt oi bức của những ngày Hà Nội nắng trên 36oC, hàng trăm sỹ tử chen chúc trong lớp học hẹp, nghe giảng bằngloa.
Thực chất, nhiều em học sinh biết luyện thi kiểu này không mang lại kết quảcao, nhưng không đi học không được. Hoàng Anh, học sinh lớp 12 THPT Phan ĐìnhPhùng chia sẻ: “Biết là đến lò đông nhưng không đến thì không yên tâm nên phảiđăng ký học”. Tâm lý thiếu tự tin vào bản thân và không có khả năng tự học đãkhiến các sĩ tử ùn ùn kéo nhau đến lò luyện thi như một phong trào.(Xem thêmket qua diem thi dai hoc tại đây)
Cần tỉnh táo để lựa chọn phương pháp học
Học là một quá trình tích lũy kiến thức lâu dài, cần có thời gian để nghiên cứuvà hiểu sâu. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, không phải ai cũng phù hợp vớiphương pháp ôn thi tại trung tâm. Không thể phủ nhận một thực tế rằng ôn thitại các trung tâm sẽ được thầy cô hệ thống hóa kiến thức, cập nhật các dạng đềôn luyện mới nhất, nhưng việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức này vào bàithi lại phụ thuộc nhiều vào học sinh. Bước vào mỗi kỳ thi, hành trang mang theokhông chỉ có kiến thức mà là kỹ năng. Từ kỹ năng đọc đề, hiểu đề, kỹ năng giảibài tập, kỹ năng phân bổ thời gian…. Tất cả những kỹ năng này đều do mỗi ngườitự rèn luyện, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tự học.
Đành rằng tại các trung tâm luyện thi có thể cung cấp kiến thức khá đầy đủ đểđi thi nhưng kỹ năng thì không phải ai cũng thu nhận được. Thực tế đã chứngminh, sau mỗi mùa tuyển sinh ĐH, tràn ngập trên các phương tiện truyềnthông là hình ảnh và câu chuyện củanhững tân thủ khoa, á khoa trong kì thi vừa qua. Và trăm người như một, khiđược hỏi về phương pháp học tập, ôn thi, bí quyết được điểm cao… đều trả lờivới cùng một câu rằng: “Em không đi hoặc ít đi học thêm, chủ yếu là tự học”. Tựhọc vẫn được xem là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và hiệu quả?
Đừng học đến phát bệnh
Thi ĐH được xem là một trong những gánh nặng ghê gớm nhất cho mỗi học sinh ViệtNam trước khi bước vào đời. Hầu như các bậc làm cha làm mẹ thường kỳ vọng nhiềuvà tạo áp lực lớn cho con cái. Chỉ vì áp lực học hành, thi cử, có em đã phátbệnh và phải nhập viện điều trị. Do sức ép học hành và thi cử, ngày càng nhiềutrẻ em dưới tuổi vị thành niên phải nhập viện tâm thần. Có khoảng 4% bệnh nhântâm thần hàng năm là bệnh nhi. Hàng loạt những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầmcảm đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng học tập của học sinh.Phải kể đến những hệ lụy rất lớn như các em thường có thái độ hống hách, quậyphá, chống đối. Áp lực về học tập, thi cử hiện nay góp phần tác động không nhỏkhiến các em bị quá tải về mặt tinh thần, dễ rơi vào tình trạng bệnh lý trướcvà sau thi cử.
Áp lực từ học hành và nhiều vấn đề khác do tâm sinh lý lứa tuổi không được giảitỏa khiến các em ngày càng thu nhỏ mình hơn và dễ phát sinh nhiều hệ lụy xấu.Đã có học sinh nghĩ đến chuyện tự tử, thậm chí trầm cảm nặng phải nhập việnđiều trị dài ngày và chỉ đến lúc ấy, khi nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn, phụhuynh mới té ngửa, rằng chính mình đã góp phần gây bệnh cho con.(Xem thêmdiem thi dai hocnam2014 tại đây)
|
|