Bệnh thoái hóa khớp cổ chân là một dạng thoai hoa khop phổ biến và nguy hiểm nguyên nhân chính là sự thiếu hụt sụn khớp của phần xương dưới sụn cổ chân. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên khi xương khớp bắt đầu thoái hóa dần, bệnh này tiến triển chậm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng vận động vùng cổ chân và tần phế.
Những nguyên nhân nào gây bệnh?
Hiện tại, chưa có một nguyên nhân nào chính xác gây thoái hóa khớp cổ chân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có một số yếu tố liên quan như:
Khớp được sử dụng quá nhiều trong công việc, nhất là trong trường hợp khớp bị biến dạng bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh làm thay đổi hình thái khớp xương.
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân như chấn thương, mắc một số bệnh về xương khớp...
Mặc một số các bệnh viêm khớp mãn tính hủy hoại sụn dẫn tới việc khớp bị thoái hóa: các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…
Do bị chấn thương nhỏ ở cổ chân cùng với chơi thể thao hoặc bệnh nghề nghiệp khó tránh khỏi như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, quần vợt hay bóng đá…cũng làm mất đi sự cân bằng của khớp và dây chằng.
Người cao tuổi khi bị ngã sẽ rất dễ gây các chấn thương nặng hơn người trẻ tuổi.
Benh thoai hoa khop cổ chân ảnh hưởng tới chức năng vận động, sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của thoái hóa khớp cổ chân
Khi bị thoái hóa khớp cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, sau đó là vướng víu khi vận động.
Khi bị bệnh, nhiều người sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, sau đó là cảm thấy vướng víu khi vận động. Các cơn đau nhói có thể xảy ra bất chợt hay khi gắng sức hoặc ấn vùng khớp cũng như va đập. Mức độ các cơn đau dao động từ nhẹ đến nặng, tăng trong quá trình vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Những cơn đau thường kéo dài sẽ dẫn tới bệnh teo cơ và trong một số trường hợp còn có thể gây biến dạng xương.
Cách phòng tránh thoái hóa khớp cổ chân
Người ngoài 40 tuổi nên chú ý việc sinh hoạt và kèm theo một chế độ luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn như chơi thể thao, đi bộ, đi bơi. Hạn chế việc mang vác nặng làm các cơ hoạt động quá sức khiến cho cổ chân phải chịu một khối lượng lớn dễ dẫn đến viêm hoặc thoái hóa khớp.
Để phòng bệnh thoái hóa khớp cổ chân ở người cao tuổi cần vận động phù hợp như đi bộ, chạy bộ
Đối với người cao tuổi, cần có sự tập luyện khớp xương cổ chân nhẹ nhàng như: xoay khớp nhẹ nhàng, xoa bóp cổ chân, đi lại trong nhà.
>> Đọc thêm thông tin về bệnh thoai hoa dot song co và những phương pháp phòng tránh hiệu quả
|