Thời gian đăng: 4/12/2015 08:40:50
Chữa bệnh nhờ khoai lang không cần uống thuốc
Khoai lang không chỉ là món ăn phổ biến mà còn là vị thuốc quý từ xa xưa, bạn có biết điều đó!
Khoai lang là món ăn dân dã, dễn kiếm. Nhưng nên xem thường món ăn này bởi chúng có khả năng điều trị sức khỏe của chúng ta rất tuyệt vời.
Trong khoai lang có protein, glucid, nhiều tinh bột, ít đường khử, sterol, chất nhựa, sinh tố B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, Mn, P, Fe, K, I,... Thân và lá khoai lang còn chứa chất nhựa, acid fumaric, acid succinic và một số acid amin... Theo Đông y, khoai lang vị cam bình, vào tỳ, thận. Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, thông tiện. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da...). Hằng ngày có thể dùng 16 - 500g dưới dạng luộc, hầm, nướng.
Cách làm mứt khoai lang dẻo
Cách làm mứt khoai lang khô
Đông y cho rằng củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và thận. Có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ… Có công dụng để trị lỵ mới phát; đại tiện táo bón; di tinh, đái đục; phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu; cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi.
Cũng theo Đông y thì rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.
Một số bài thuốc từ khoai lang:
Bệnh tiểu đường: lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.
Phụ nữ băng huyết: lá khoai lang tươi 100 - 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.
Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.
Chữa táo bón:
…….
>> Xem thêm chi tiết tại đây: https://goo.gl/5G5mIP |
|