Thời gian đăng: 8/12/2015 06:40:30
Cắt dây rốn quá sớm “gây hại” cho sự phát triển của trẻ
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chỉ với 1 động tác nhỏ là kẹp và cắt dây rốn muộn từ 3-5 phút sau sinh có thể tạo nên một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sau, nhất là đối với sự phát triển não bộ.
Từ trước đến nay, việc kẹp và cắt dây rốn trẻ sơ sinh luôn được bác sĩ và nữ hộ sinh thực hiện ngay khi vừa đón con chào đời, và hành động cắt dây rốn được xem như một “nghi thức” kết thúc quá trình chuyển dạ và sinh con của mẹ bầu. Tuy nhiên, dường như quan niệm này đang dần bị thay đổi, khi mà nhiều nhà khoa học đang cảnh báo về việc cắt dây rốn quá sớm có thể “gây hại” cho sự phát triển của trẻ.
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước >> http://goo.gl/zDaCuw
Sinh con năm 2016 có tốt không >> http://goo.gl/tyjTqT
1. Ảnh hưởng khả năng vận động
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), cắt dây rốn cho trẻ ngay sau khi sinh đồng nghĩa với việc bạn đã tước mất “cơ hội” nhận đầy đủ các tế bào gốc “tự nhiên” từ mẹ truyền sang, và điều này dẫn đến nhiều “thiệt thòi” cho bé.
Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù có sự phát triển tổng thể như nhau, nhưng những bé 4 tuổi được kẹp dây rốn trong ba phút sau khi sinh có kỹ năng vận động tốt hơn so với những bé có dây rốn được cắt ngay trong vòng mười giây sau khi chào đời.
2. Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Thụy Sỹ cũng chứng minh rằng, việc cắt dây rốn trẻ sơ sinh quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sau này của bé. Các chuyên gia tin rằng, 1/3 khối lượng máu của bé sau khi sinh ra vẫn còn nằm trong nhau thai, và nhờ việc cắt dây rốn chậm, bé có thể nhận đủ lượng máu cần thiết thông quan dây rốn.
Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học South Florida cũng chỉ ra rằng, việc chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ em mà còn giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể bé diễn ra tốt hơn.
3. Tác động đến sự phát triển não bộ
>> Xem thêm chi tiết tại đây: http://goo.gl/G8uww6 |
|